Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá cờ
Tên Latin: Macropodus opercularis
Họ: Cá tai tượng Osphronemidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Herbert R. Axelrod  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÁ CỜ

Macropodus opercularis (Linnaeus, 1758)

Labrus opercularis (Linnaeus, 1758)
Polyacanthus operculatus Oshima, 1926
Polyacantha paludosus Richardson, 1945

Họ: Cá tai tượng Osphronemidae

Bộ: Cá vược Perciformes

 

Mô tả:

Kích thước tối đa 6.7 cm nhưng có thể lớn đến 8 cm trong môi trường nuôi dưỡng. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 11 - 17; tia vây lưng (tia mềm): 5 - 10; gai vây hậu môn: 7 – 22; tia vây hậu môn: 9 – 15; đốt sống: 27 – 29. Đuôi hình chiếc nĩa, ở cá đực hai thuỳ đuôi kéo dài; viền ngoài gần gốc đuôi có hình răng cưa nhọn; có một chấm xanh viền đỏ nổi bật trên nắp mang; ở mẫu vật, trên thân có 7-11 sọc nổi bật và đậm màu trên nền vàng nhạt (ở cá thể sống là những sọc xanh trên nền thân màu hanh đỏ); một vạch đen kéo dài từ miệng qua mắt đến chấm xanh trên nắp mang, đầu và lưng có nhiều chấm đen, khe và viền vảy nhạt màu hơn vảy.
Sinh học:

Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 16 – 26°C. Cá đực thường hung dữ và đá nhau tranh giành lãnh thổ, nhất là trong mùa sinh sản. Chúng chọn nơi yên tĩnh để nhả bọt và dẫn dụ cá cái đến để đẻ trứng, tổ bọt thường có bán kính xấp xỉ 15 cm, số lượng trứng có thể lên đến 300, sau khi thụ tinh trứng được cá bố mẹ nhả lên tổ bọt và cá đực tiếp tục chăm sóc trứng. Trứng nở sau 1 ngày. Sau 3 ngày thì cá con bơi lội tự do được. Thức ăn của cá bột là những vi sinh vật có sẵn trong nước.
Nơi sống và sinh thái:

Cư ngụ ở những vùng nước trũng, từ vùng bụi hoang ven bờ hay vũng nước tù ở gần sông, suối cho đến những con kênh dẫn nước bên cạnh những ruộng lúa. Ở Việt Nam, loài này còn xuất hiện ở vùng cao nguyên thượng nguồn của sông Đồng Nai. Chúng có thể sống nơi nước đục và nghèo ô-xy hoà tan (nhờ khả năng thở trực tiếp). Thức ăn bao gồm tất cả những loài động vật thuỷ sinh kích thước nhỏ kể cả cá nhỏ.

Phân bố:

Các tỉnh phiá Bắc trải dài từ Vinh đến Tuy Hoà (ngoại trừ lưu vực sông Hương nơi chảy ra Huế và thị trấn Đông Hà , Quảng Trị). Loài này còn xuất hiện ở thượng nguồn sông Đồng Nai (chảy qua Sài Gòn).
Thế giới: Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Giá trị sử dụng:

Loài cá được nuôi làm cảnh, cá cờ là loài cá cảnh thứ hai sau cá vàng được nhập cảnh vào châu Âu (Pháp 1869, Đức 1876), không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.
Tình trạng:

Không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:


Tài liệu dẫn: Theo trang web fishbase.org

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá cờ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này