New Page 1
ỐC ANH VŨ
Nautilus pompilius
Linnaeus, 1758
Nautilus ambigus
Sowerby, 1849
Nautilus alumnus
Iredale, 1944.
Họ : Ốc anh vũ Nautilidae
Bộ : Ốc anh vũ Nautiloidea
Đặc điểm nhận dạng:
Vỏ hình tròn, cao khoảng
20cm. Vỏ màu trắng, có vân nâu và nổi lên sọc tăng trưởng rất mịn. Miệng mở
rộng, mặt trong có ánh xà cừ, môi trong phủ một lớp canxi đen. Chính giữa vách
ngăn ngoài cùng có một lỗ thông với các ngăn bên trong. Toàn bộ cơ thể chỉ sống
ở ngăn ngoài cùng.
Sinh học, sinh thái:
Là loài ăn tạp, chủ động
bắt mồi, ban ngày sống dưới đáy biển (sâu khoảng 750 m) ban đêm nổi lên mặt nước
tìm thức ăn (tôm, cá con). Điều hòa sự lên xuống nhờ khả năng bơm khí vào và xả
ra khỏi các ngăn bên trong qua ống thông.
Phân bố:
Trong nước:
Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thế giới:
Thái Bình Dương, biển Andaman, Philippin, Niu Ghi Nê đến Phiji, Ôxtrâylia.
Giá trị:
Có ý nghĩa khoa học, được
xem là
hoá thạch sống. Hóa thạch của ốc Anh vũ được tìm thấy cách đây 400 - 500
triệu năm, là một trong những chỉ tiêu định tuổi địa tầng. Được khai thác làm
hàng mỹ nghệ.
Tình trạng:
Có số lượng ít và bị khai thác mạnh làm hàng mỹ nghệ, dễ bị
tuyệt chủng.
Phân hạng:
CR A1d C1D.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào Sách Đỏ
Việt Nam (1992, 2000). Cần giáo dục người dân có ý thức không đánh
bắt loài ốc quí hiếm này
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55