Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ốc kim khôi
Tên Latin: Cassis cornuta
Họ: Ốc kim khôi Cassidae
Bộ: Chân bụng giữa Caenogastropoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

ỐC KIM KHôI

Cassis cornuta (Linnaeus, 1758)

Cassis caputepuinum Roding, 1798

Cassis madagascariensis Lamarck, 1822

Họ: Ốc kim khôi Cassidae

Bộ: Chân bụng giữa Caenogastropoda

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài có kích thước tương đối lớn trong động vật thân mềm, vỏ dày, nặng, chiều cao đến 320 mm, mép trong và mép ngoài mở rộng rất giống mũ, trông như mũ của Đường Tăng nên người ta gọi là ốc kim khôi. Vỏ có 6 tầng, các tầng vỏ rộng rãi, khe rãnh nông. Ở mặt lưng của các tầng vỏ có một hàng mầu lồi dạng sừng to, đưới có hai hàng mấu to nữa. Trên phần xoắn của vỏ có nhiều u lồi dạbng cánh cung, toàn bộ mặt vỏ có rất nhiều những mầu ớn nhỏ hình thành dạng chạm trổ ô vuông. Vỏ màu xám, miệng vỏ hẹp dài, màu da cam, rất đẹp và óng ánh. Bên trong của mép ngoài có 6 - 7 răng, mép trong có nếp gấp dạng xương sườn. Rãnh trước hẹp, mút trước uốn cong lên phía lưng.

Sinh học, sinh thái:

Là loài động vật ưa tĩnh lặng, ban ngày thường bò vào cạnh các bụi rong để ẩn núp, hoạt động mạnh về ban đêm. Dùng chân khỏe vươn về phía trước, sau đó co mạnh làm cho toàn thân di động đi lên. Thức ăn là các loài cầu gai: Mespilia globulus, Tripneustes gratilla Diademase tosum. Chúng dùng chân bắt giữ và bao lấy con cầu gai, cắm mõm vào thân cầu gai, có khi ăn cả vỏ có dính gai. Chúng không phải là loài ăn quanh năm nên vị trí của các sườn trên thân nói lên sự sinh trưởng của vỏ ở trạng thái nghỉ, còn phần giữa các sườn nói lên vỏ trong thời kỳ sinh trưởng. Sống ở đầm rạn nửa kín, đáy bằng, dòng chảy yếu, hoặc trên cát san hô đáy cứng của các vệt rạn. độ sâu 7 - 20 m.

Phân bố:

Trong nước: Vùng biển Khánh Hòa (Văn Phong - Bến Gỏi, Bình Thuận, Trường Sa, Phú Quốc.

Nước ngoài: Biển Ấn Độ, Thái Bình Dương.

Giá trị sử dụng:

Là loài có giá trị kinh tế cao trong mỹ nghệ và sưu tập. Số lượng ít.

Tình trạng:

Đang bị khai thác triệt để ở khắp nơi để làm hàng mỹ nghệ. Có khả năng bị suy giảm về số lượng và vùng phân bố.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt những cá thể còn non. Tuyệt đối cấm nổ mìn và khai thác san hô.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần động vật - trang 378.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ốc kim khôi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này