ỐC TÙ VÀ
ỐC TÙ VÀ
Charonia tritonis
(Linnaeus, 1758)
Charonia polosa
(Roding, 1798)
Charonia marmoratus
(Link, 1807)
Charonia variegatum
(Lamarck, 1822)
Họ: Ốc tù và Cymatidae
Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Dạng kèn dài
khoảng 350 mm, lớn và nặng.
Mặt
ngoài màu kem, có nhiều vân màu nâu đậm và nâu nhạt. Nhiều đường xoắn ốc nổi rõ
từ miệng đến đỉnh. Miệng lớn màu hồng nâu, càng gần mép càng nhạt, mép ngoài gợn
sóng. Môi trong nổi nhiều gờ xen kẽ với các rãnh màu nâu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Thường ăn Sao
biển gai (Acanthaster planci). Sao biển lại ăn chồi non của San hô nên
thường đe doạ đến đời sống của các rạn san hô. Do vậy ốc tù và có ý nghĩa sinh
học trong việc bảo vệ các rạn san hô. Sống ở vùng dưới triều đáy mềm, ven các
rạn san hô và sống trong rạn, có khi xuống sâu 20 - 30 m.
Phân bố:
Trong nước:
Vùng biển Khánh
Hoà (Hòn Tre, Hòn Mun), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Côn Đảo.
Nước ngoài:
Biển Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương.
Giá trị:
Là loài ốc quý có
số lượng còn rất ít và rất có giá trị mỹ nghệ.
Tình trạng:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992), có giá trị làm đồ mỹ nghệ. Bị săn bắt mạnh, mức độ suy
giảm khoảng 20%. Mới chỉ tìm thấy ở Khánh Hoà, Côn Đảo, Lý Sơn. Phân bố hẹp, số
lượng có rất ít, là đối tượng bị săn bắt, dễ bị tuyệt chủng.
Phân hạng:
CR B1+2a,d D.
Biện pháp bảo vệ:
Trong vòng 5 năm
tới, nên cấm không được khai thác loại ốc này. Cấm nổ mìn để bắt cá, cấm khai
thác san hô. Phải bảo vệ cả hệ sinh thái, nơi có ốc xà cừ phân bố.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam 2007 - phần động vật - trang 55