Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Loài ốc sứ lacte
Tên Latin: Procalpurnus lacteus
Họ: Ốc sứ trắng Ovulidae
Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

ỐC SỨ LẮC Tê

Procalpurnus lacteus (Lamarck, 1810)

Calpurnus lacteus Lamarck, 1810

Calpurnus albus Dufo, 1840

Họ: Ốc sứ trắng Ovulidae

Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ hình trứng nhỏ, dài 19 mm, màu trắng. Mặt lưng có nhiều gờ dọc và ngang, tạo thành vảy vuông hoặc chữ nhật, xếp với nhau rất đều. Mặt bụng tương đối phẳng, lỗ mở tương đối rộng, có khoảng 25 răng ngắn và thô.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở dưới vùng triều, nơi nước trong và thường bám trên bề mặt của san hô mềm. Có tập tính sống thành cặp như Loài ốc sứ Veru, 1 - 3 cặp trên một tảng san hô.

Phân bố:

Trong nước: Vùng biển Đà Nẵng (đảo Sơn Trà, Khánh Hòa (Hòn Mun), Côn Đảo.

Nước ngoài: Từ Biển Đỏ đến Australia.

Giá trị sử dụng:

Không có ý nghĩa kinh tế (thực phẩm). Có giá trị thẩm mỹ và sưu tập.

Tình trạng:

Là loài hiếm, rất ít gặp. Không phải là đối tượng khai thác.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cần phải bảo vệ chung cả hệ sinh thái tự nhiên. Cấm nổ mìn và khai thác san hô.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 1997 - phần động vật - trang 375.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Loài ốc sứ lacte

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này