ỐC SỨ MẮT TRĨ
ỐC SỨ MẮT TRĨ
Cypraea argus
Linnaeus, 1758
Cypraea
contrastriata
Perry, 1881
Cypraea
ventricosa
Gray, 1824.
Họ: Ốc sứ Cypraeidae
Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Vỏ hình trụ, dài
khoảng 80mm. Mặt lưng màu hung nâu với nhiều hình vành khăn, màu nâu như mắt
chim trĩ, nên có tên là ốc mắt trĩ (argus). Có ẩn hiện ba dải nâu nhạt chạy từ
bờ phải sang bờ trái, đậm màu nhất là dải giữa lưng. Bờ bụng lớn có hai đốm đen
lớn, bờ nhỏ có thể có hai đốm nhỏ và nhạt hơn.
Sinh học, sinh
thái:
Ăn rong biển.
Sống ẩn trên các rạn san hô dưới triều trong các hốc đá. Thường sống xa cửa
sông, nơi có rạn san hô với nước trong.
Phân bố:
Trong nước:
Vũng
Rô, đảo Thổ Chu, Côn Đảo.
Thế giới: Từ Đông Châu
Phi đến Pôlynesia, phía Tây và Bắc Ấn Độ, Trung Thái Bình Dương.
Giá trị:
Là loài ốc quý
hiếm, ít gặp. Do có hình dáng và màu sắc đẹp nên có giá trị mĩ nghệ và sưu tập.
Tình trạng:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992). Do bị săn bắt để làm đồ mĩ nghệ dẫn đến sự suy giảm về
số lượng >50%. Khu phân bố hẹp dưới 100km2, nơi cư trú <10km2,
số lượng tiểu quần thể ít, chất lượng nơi ở bị suy giảm.
Phân hạng:
CR B2 a,d.
Biện pháp bảo vệ:
Cần bảo vệ nơi
sống của ốc, cấm nổ mìn và khai thác san hô, tạm thời cấm săn bắt trong thời
gian khoảng 5 năm.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55