ỐC XÀ CỪ
ỐC XÀ CỪ
Turbo marmoratus
Linnaeus, 1758
Turbo oleareus
Linnaeus, 1758
Turbo regenfussii
Deshayes, 1843.
Họ: Ốc xà cừ Turbinidae
Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài có kích
thước lớn nhất trong họ ốc xà cừ, dài 180mm, vỏ dày và nặng. Mặt ngoài màu xanh
có những sọc trắng chạy theo hình xoắn ốc, sọc trắng bị ngắt đoạn bởi những vân
màu nâu đen. Các vòng xoắn thường có u lồi. Mặt lưng của vỏ có một gờ nổi chạy
dọc từ mép vỏ đến gần đỉnh. Miệng ốc có ba u lồi ở ba góc của tam giác đều, mặt
trong có xà cừ ánh màu vàng - xanh.
Sinh học, sinh
thái:
Là loài ăn rong
biển, sống ở vùng dưới triều, đáy cứng nơi có rong bám, thường sống trên các rạn
đá, rạn san hô đến độ sâu 10m. Thường sống riêng rẽ từng cá thể, ít khi thấy có
sự phân bố tập trung.
Phân bố:
Trong nước:
Vũng Rô, vịnh Văn Phong, Hòn Tre.
Thế giới: Ấn Độ,
Ôxtrâylia, Fiji.
Giá trị:
Vỏ xà cừ có giá
trị kinh tế cao, đắt giá nhất trong các loại xà cừ. Dùng trong kĩ nghệ khảm
tranh và làm các mặt hàng mĩ nghệ khác
Tình trạng:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992) nhưng sự suy giảm vẫn lớn, khoảng 80% trong 10 năm tới.
Khu phân bố hẹp dưới 100km2 nơi cư trú dưới 10km2, số
lượng tiểu quần thể ít, rất có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Phân hạng:
CR A2c,d B2 a,d.
Biện pháp bảo vệ:
Trong vòng 5 năm
tới, nên cấm không được khai thác loại ốc này. Cấm nổ mìn để bắt cá, cấm khai
thác san hô. Phải bảo vệ cả hệ sinh thái, nơi có ốc xà cừ phân bố.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55