BÀO NGƯ BẦU DỤC
BÀO NGƯ BẦU DỤC
Haliotis ovina
Gmelin, 1791
Haliotis latilabris
Philippi, 1848.
Họ: Bào ngư Haliotidae
Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Vỏ hình bầu dục
dài khoảng 70mm màu xanh sẫm. Mặt ngoài thường hoen ố do các loại rong bám, Tổ
giun (Sedentaria, Polychaeta), Thân mềm (Dendropoma). Trên mép vỏ có số lỗ ít
hơn 10 lỗ và chỉ có 5 - 6 lỗ thông giữa mặt trong và ngoài vỏ. Mặt trong vỏ có
gờ lồi lõm với lớp xà cừ óng ánh xanh ẩn đỏ, tím.
Sinh học, sinh
thái:
Bào ngư ăn rong
biển như Sargassum, Gracilariav.v... Ưa độ mặn cao từ 25 - 32‰. Sống ở
vùng triều ngập nước, sâu 2 - 10m. Thường sống bám trên rạn đá, nơi có rong bám.
Phân bố:
Trong nước:
Cù Lao
Chàm (Quảng Nam); Khánh Hoà (vịnh Văn Phong, Hòn Tre, Hòn Nội); đảo Phú Quốc
(Hòn Thơm, Hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Dội, mũi Đất Đỏ); đảo Thổ Chu; Côn Đảo
(hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ).
Thế giới: Nhật Bản,
Philippin, Ôxtrâylia, Polynêsia
Giá trị:
Có giá trị nghiên cứu
khoa học và thẩm mỹ. Có thể nuôi thương phẩm.
Tình trạng:
Phân bố rộng, số
lượng nhiều, nhưng đang bị khai thác mạnh, ước tính suy giảm khoảng 20%. Mỗi
quần thể thường có số lượng dưới 10000 cá thể trưởng thành, nếu không có biện
pháp bảo vệ dễ bị tuyệt chủng.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cần bảo vệ vùng sinh thái của chúng, cần khai thác có hạn
định. Nghiên cứu nuôi trồng nhằm nâng cao số lượng, trữ lượng, phục vụ cho mục
tiêu bảo vệ nguồn gen quý hiếm và xuất khẩu thịt.
Phân
hạng:
VU A1 C1.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55