BÀO NGƯ VÀNH TAI
BÀO NGƯ VÀNH TAI
Haliotis asinina
(Linnaeus, 1758)
Họ: Bào ngư Haliotidae
Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Vỏ hình tai kéo
dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc
vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng
bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau. Trên mép vỏ có
khoảng 14 lỗ, nhưng chỉ có 6 - 7 lỗ thông giữa mặt trong và ngoài vỏ, các lỗ còn
lại thường bịt kín.
Sinh học, sinh
thái:
Bào ngư hình vành
tai ăn tảo đa bào như: Sargassum, Gracilaria…Ưa độ mặn cao 25 - 32‰. Sống
ven đảo, vùng dưới triều từ 1 - 10m nước, bám vào các rạn đá.
Phân bố:
Trong nước:
Chân
Mây Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà (Hòn Nội, Hòn Chà Nà, Hòn Tầm, Hòn Tre), Côn Đảo
(Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Thế giới: Vùng biển
nhiệt đới Thái Bình Dương.
Giá trị:
Có giá trị khoa học,
thẩm mỹ. Có thể nuôi thương phẩm để thu hoạch sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Tình trạng:
Nơi cư trú thu
hẹp dẫn đến giảm số lượng cá thể. Nguyên nhân do đánh bắt quá mức, do ô nhiễm
môi trường, đánh mìn và dùng cyanua đánh bắt cá làm cho Bào ngư vành tai chết
theo. Mặc dù phân bố rộng, số lượng nhiều, nhưng đang bị khai thác mạnh, ước
tính suy giảm khoảng 20%. Mỗi quần thể thường có số lượng dưới 10000 cá thể
trưởng thành. Nếu không có biện pháp bảo vệ dễ bị đe doạ tiệt chủng.
Phân hạng:
VU A1 C1.
Biện pháp bảo vệ:
Cần khoanh vùng
để bảo vệ sinh thái. Đánh bắt với số lượng hạn định.
Nên
nghiên cứu để nuôi.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55