New Page 1
QUẠ KHOANG
Corvus torquatus Lesson,
1831.
Họ: Quạ Corvidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Chim
trưởng thành khác với Quạ đen có vòng trắng ở cổ và ngực. Phía trên cổ vòng
trắng này rộng tới lưng trên, nhìn ngang phần vai vòng trắng ôm lấy gốc cánh tạo
thành hình chữ V. Toàn bộ phần lông còn lại của bộ lông mầu đen có ánh đỏ tím.
Mắt, mỏ và
giò đều đen.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa sinh sản kéo
dài từ tháng 3 - 7. Tổ hình cầu đặt trên các cành hay các ngọn cây cao tới 30m
trở lên (thường là các cây gạo, đa...). Có thể gặp một đôi hay nhiều đôi cùng
làm tổ trên cùng một cây. Tổ làm khá công phu bằng các que và cành cây khô nhỏ
ken lại kỹ thuật. Có que đường kính tới 1,5cm, dài 45cm. Trong tổ được lót bằng
lớp mỏng lá cây khô và lông chim, vịt, gà... Mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, vỏ màu trắng
hơi đục. thời gian ấp là khoảng 20 - 22 ngày.
Thức ăn là ngoé,
nhái, chuột, giun đất, côn trùng. Thời gian nuôi con sắp rời tổ thiếu thức ăn,
Quạ khoang bắt cả gà, vịt con mới nở khi chăn thả ở ngoài đồng ruộng và thấy tha
cả bắp ngô non ở bãi nương về ăn. Thay lông vào tháng 8 - 10 hàng năm.
Quạ khoang sống
định cư, làm tổ ở cả vùng ven biển, cửa sông, đồng bằng, trung du và miền núi có
độ cao đến 1500m (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn) gần các nơi trồng trọt, dân cư
sinh sống. Chúng thường kiếm ăn ở các khu vực gần đất ngập nước, bãi lầy, bãi
triều sau nước rút. Chúng cũng kiếm ăn cùng với Quạ đen, Sáo mỏ ngà, vv. Là kẻ
thù của các loài chim nhỏ, gia cầm lúc mới nở ít ngày.
Phân bố:
Trong nước: Từ
Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ.
Thế giới: Phía
đông Trung Quốc (đảo Hải Nam).
Giá trị:
Quý hiếm, có thể
bắt chước tiếng nói của người và tiếng kêu của các loài động vật. Là loài chim
chỉ thị điển hình về sự ô nhiễm môi trường.
Tình trạng:
Vào thời gian
khoảng 1980 trở về trước còn gặp ở nhiều nơi trong vùng phân bố. Hiện nay
rất ít thông tin về Quạ khoang ở các vùng phân bố. Theo Nguyễn Cử chỉ mới tìm
thấy lại ở Quảng Ninh (huyện Quảng Yên) vào tháng 12/2001. Có thể do môi trường
bị ô nhiễm bởi việc sử dụng các chế phẩm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã ảnh
hưởng tới đời sống và phân bố của loài này.
Phân hạng:
DD.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc EN (đang nguy cấp). Cần nghiên cứu để có thêm
thông tin, tìm hiểu nguyên nhân, các mối đe doạ gây ra nguy cơ tuyệt chủng để có
biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 310.