ĐUÔI CỤT NÂU
ĐUÔI CỤT NÂU
Pitta phayrei
(Blyth, 1863).
Anthocincla phayrei obscura
Delacour, 1927
Họ: Đuôi cụt Pittidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Con đực, dễ nhận
biết có mỏ mảnh hơn và dài hơn ở con cái, giữa đỉnh đầu màu đen nhạt, hai bên
đầu và gáy màu hung nhạt, các lông hai bên đầu kéo dài ra phía sau trông giống
như tai, hai bên cằm có dải hẹp màu đen.
Phần
dưới cơ thể màu nâu sáng, họng nhạt hơn, với nhiều điểm dạng vảy màu đen ở hai
bên sườn. Phần trên lưng màu nâu, trên cánh có nhiều đốm vảy hơn đen. Chim cái
màu đậm hơn chim đực, không có các lông kéo dài ở hai bên đầu. Chim non màu nâu
xỉn hơn chim cái.
Sinh học, sinh thái:
Mùa
sinh sản từ tháng 4 - 5, làm tổ trên mặt đất, cửa vào bên cạnh; đẻ 4 trứng, màu
trắng bóng với nhiều đốm nhỏ màu nâu đen. Sinh cảnh sống rừng lá rộng thường
xanh, rừng hỗn giao với cây rụng lá, tre nứa; độ cao phân bố lên tới 900m, thậm
chí tới 1.500m. Kiếm ăn trên mặt đất.
Phân
bố:
Trong nước: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Trung Bộ
Thế giới: Thái
Lan, Lào, Cambodia, Mianma.
Giá trị:
Loài có giá trị
khoa học.
Tình trạng:
Loài định cư, số
lượng quần thể không lớn, gặp không phổ biến ở các vùng phân bố.
Phân hạng:
LR cd
Biện pháp bảo vệ:
Đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992 bậc R (loài hiếm). Hiện chúng đang
được bảo vệ tại các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trong vùng phân bố
ở nước ta.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 289.