BỒ CÂU NICOBA
BỒ CÂU NICOBA
Coloenas nicobarica
(Linnaeus, 1758)
Columba
nicobarica
Linnaeus, 1758
Họ: Bồ câu Columbidae
Bộ:
Bồ câu Columbiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Điều dễ nhận biết
ở loài bồ câu này là ở chim đực trưởng thành có một vòng lông dài ngắn khác nhau
mọc xung quanh cổ. Bộ lông mầu tối, có ánh thép sáng, lục và mầu đồng tương phản
hơi ánh xanh. Đuôi có vài lông trên đuôi dài nhất và lông dưới đuôi trắng. Lông
mặt bụng và dưới cánh xanh lục ánh thép có phớt xanh.
Chim cái: Đầu, cổ,
ngực hơi xám hơn và ít ánh xanh thẫm. Các lông nhọn ở cổ ngắn hơn ở chim đực.
Mắt nâu, mỏ xám nhạt hay đen xám, chân đỏ tím đậm.
Sinh học, sinh
thái:
Dẫn liệu về
sinh sản còn biết ít. Theo dân địa phương thì mùa sinh sản của bồ câu Niciba
vào thời gian xuân hè (tháng 4 - 5), đẻ 1 trứng. Tổ làm đơn giản (giống như tổ
cu gáy) đặt trên các cành cây có tán rộng cách mặt đất 5 - 10m. Bồ câu Nicoba
thích ăn các loại hạt, quả cây trong rừng. Thường sống đơn độc hoặc đàn, làm tổ
tập đoàn trên cùng một cây. Kiếm ăn và làm tổ ở các khu rừng nơi vắng vẻ của các
đảo nhỏ. Kiếm ăn ở trên mặt đất, thỉnh thoảng vào buổi trưa bay lên cây nghỉ.
Phân bố:
Trong nước: Bà
Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).
Thế giới: Ấn Độ (quần
đảo Andaman, Nicoba), Malaixia, Indonesia (Xalomon và Timor), Philippin, Mianmar,
Thái Lan.
Giá trị:
Là loài đặc sản
quý và rất hiếm, có khu vực phân bố hẹp. Có giá trị khoa học, làm cảnh, thương
mại.
Tình trạng:
Số lượng còn rất
ít, nơi sinh sống bị tác động, khu phân bố bị thu hẹp, bị săn bắt bừa bãi. Trước
đây tương đối phổ biến ở Vườn quốc gia Côn Đảo, hiện nay rất hiếm, rất ít thông
tin, gần đây phát hiện một con mới rời tổ ở Vườn.
Phân hạng
DD
Biện pháp bảo
vệ:
Tuy đang có mặt ở
Vườn quốc gia Côn Đảo nhưng chưa có điều kiện điều tra nghiên cứu kỹ. Cần nghiêm
cấm, kiểm soát chặt chẽ đi đôi với việc giáo dục cho mọi người dân ở địa phương
nâng cao ý thức bảo vệ, không săn bắt, không phá tổ lấy trứng và tích cực bảo vệ
môi trường sống của chúng. Cần tiếp tục nghiên cứu để có thông tin đầy đủ về
loài này. Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và Sách đỏ Chim Châu Á (2001), bậc NT (sắp
bị đe dọa).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 277.