CHÂN BƠI
CHÂN BƠI
Heliopais personata
(Gray, 1849)
Họ: Chân bơi Helironithidae
Bộ: Sếu Gruiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Chim đực: Mỏ vàng.
Trán, lông mày, mặt họng và trước cổ màu đen với dải hẹp màu trắng từ sau mắt
xuống cổ dưới; gáy và sau cổ màu xám. Phần còn lại phía dọc trên cơ thể màu nâu
phớt vàng lục.
Phần
dưới cơ thể màu trắng, sườn nâu nhạt. Chim cái giống chim đực nhưng giữa họng và
trước cổ trắng viền đen. Chim non: giống chim cái nhưng đỉnh đầu không đen, họng
đen; dải sau mắt xuống cổ dưới vằn trắng.
Chân chim đực và
cái màu xanh lục.
Sinh học, sinh thái:
Mùa sinh sản từ tháng 2 - 6, tổ lớn giống tổ quạ, tổ trên cây gần nguồn nước
hoặc trong bụi cây; cách mặt nước khoảng 2,7m. Đẻ 5 - 7 trứng, màu kem nhạt có
chấm thưa màu nâu hơi đỏ, kích thước 50,3 x 43,2mm. Sống ở các sông, suối trong
rừng lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn, đầm lầy trong rừng, đôi khi gặp ở các
ao, hồ ngoài rừng. Phân bố trong khoảng độ cao từ 700 - 1200m (so với mực nước
biển).
Phân bố:
Trong nước: Trước đây gặp ở Thuận Hải (nay là Ninh Thuận và Bình Thuận), hiện
nay gặp ở
Sông Kôn, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Cha Răng (Gia Lai, Kontum và Bình Định),
Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk).
Thế giới: Đông Ấn
Độ, Indonesia (Sumatra), Malaixia, Mianma, Thái Lan, Cambodia.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học.
Tình trạng:
Trước đây ghi
nhận loài này ở các đầm lầy trong rừng của tỉnh Thuận Hải cũ, nhưng gần đây chỉ
ghi nhận được ở hai khu bảo vệ là Kon Cha Răng và Yok Đôn. Có thể định cư và làm
tổ ở các vùng phân bố trên. Loài này hiện rất hiếm và đang bị đe doạ nghiêm
trọng bởi sinh cảnh rừng thường xanh ven sông suối không còn nhiều ở Việt Nam.
Phân hạng:
EN B1 C2a D
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992 và Sách đỏ Chim Châu Á (2001). Kiến nghị: ưu tiên
công tác bảo tồn sinh cảnh rừng thường xanh ven các sông và suối lớn có dòng
chảy chậm tại các khu bảo vệ đã ghi nhận Chân bơi. Tăng cường điều tra tại các
vùng rừng thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 272.