CHIM Ô TÁC
CHIM Ô TÁC
Houbaropsis bengalensis
Delacour, 1928.
Họ: Ô tác Otidae
Bộ: Sếu Gruiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Chim trưởng thành: con đực có đầu, cổ và lưng màu nhung đen. Lông cánh thứ cấp
có màu giống lưng nhưng có nhiều vằn đen, phiến lông ngoài và một phần phiến
lông trong lông cánh sơ cấp thứ nhất có màu đen, phần cánh còn lại màu trắng. Mỏ
màu xám đen hoặc nâu, chân vàng nâu. Con cái có màu đen nâu nhạt ở đỉnh đầu, các
lông cánh có vệt và viền hung vàng. Lông cánh thứ cấp ngoài đen nâu nhạt, lông
sơ cấp ngoài đen.
Mặt bụng vàng phớt đen, hai bên sườn màu đen nhạt.
Sinh học, sinh
thái:
Chưa được nghiên
cứu, còn thiếu số liệu.
Phân bố:
Trong nước: Đồng
bằng Nam Bộ,
Thế giới: Papua
Niu Ghnê, Australlia, Niu Zilân, Ấn Độ, Trung Quốc (Đài Loan), Indonesia.
Giá trị:
Là nguồn gen quý
có giá trị khoa học cao, có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học
toàn cầu.
Tình trạng:
Vùng phân bố rất
hẹp, năm 1989 gặp 2 đôi vào tháng 1 và tháng 3 ở xã Xuân Hồng, huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp, mùa khô năm 1994 gặp 2 đôi ở khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim.
Năm 1999 vẫn còn gặp ở Vườn quốc gia Tràm Chim nhưng rất hiếm, ngoài ra có thể
có ở Kiên Giang (Hà Tiên).
Phân hạng:
CR A1a B1 D.
Biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ và quản lý
hợp lý vùng đất ngập nước ở Tràm Chim và xã Xuân Hồng, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).
Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc VU (sẽ nguy cấp), Sách đỏ Chim Châu Á
(2001), bậc EN (đang nguy cấp).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 273.