CÒ MỎ THÌA
CÒ MỎ THÌA
Platalea minor
Temmincki & Schlegel, 1849
Họ: Cò quăm Threskiornithidae
Bộ: Hạc Ciconiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Bộ lông hoàn toàn
có màu trắng. Trên đầu có một mào ngắn. Trán trụi lông và có màu đen. Trước
mắt, một vòng hẹp xung quanh mắt, cằm và trên họng trụi lông, có một điểm
vàng trước mắt. Mắt màu đỏ,
mỏ xám chì có vằn đen ngang, chân màu đen pha màu đỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Di cư về nước ta
vào mùa đông, kiếm ăn ở các bãi ngập triều ven biển ở các cửa sông. Thức ăn là
cá, các động vật thuỷ sinh nhỏ khác.
Phân bố:
Trong nước: Ven
biển đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Mùa đông gặp ở các bãi triều ngập nước cửa sông
Hồng, sông Đáy (Nam Định), cửa sông Thái Bình (Thái Bình), cửa sông Văn úc (Hải
Phòng) và Quảng Ninh (12/2001). Đôi khi gặp ở vùng Tràm Chim, huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp.
Thế giới: Sinh sản ở
Bắc Triều Tiên, di cư xuống Đông Châu Á, Trung Quốc (Hồng Kông), Bắc Việt Nam.
Giá trị:
Là
nguồn gen qúy hiếm cho khoa học, có giá trị thẩm mỹ cao,
nơi chúng sinh sống sẽ phục vụ cho
du lịch sinh thái.
Tình trạng:
Năm 1996 đã đếm
được gần 100 cá thể, chiếm gần 1/5 số lượng của loài này trên thế giới. Tuy
nhiên mấy năm gần đây, số lượng Cò thìa hàng năm đã bị suy giảm rõ rệt, nguyên
nhân chủ yếu có thể do các bãi kiếm ăn dọc bờ biển sông Hồng là các bãi triều
gần các
cửa sông bị thu hẹp do nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn, hoặc bị
quai đê làm các đầm nuôi tôm. Mặt khác việc khai thác các loài hải sản ở các bãi
triều của dân địa phương đã ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn và thời gian kiếm ăn
trong ngày của
loài này.
Phân hạng
: EN A1 a, c D.
Biện pháp bảo vệ:
Quy hoạch hợp lý
trồng rừng ngập mặn, nuôi và khai thác hải sản ở các bãi triều vùng cửa sông Đáy
và cửa sông Hồng (Nam Định), hạn chế đến mức thấp nhất các họat động khai thác
thuỷ sản của nhân dân địa phương trong mùa loài này
di cư về nước ta (từ khoảng tháng 10 đến tháng 3). Sách Đỏ Việt Nam (1992,2000), bậc R (hiếm).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.