Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cò nhạn
Tên Latin: Anastomus oscitans
Họ: Hạc Ciconiidae
Bộ: Hạc Ciconiiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÒ NHẠN

CÒ NHẠN

Anastomus oscitans (Boddaert,1783)

Ardea oscitans Boddaert,1783

Họ Hạc Ciconiidae

Bộ Hạc Ciconiiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim trưởng thành: Mùa hè, các lông cánh sơ cấp, lông cánh thứ cấp, lông vai dài nhất, cánh con, lông bao cánh sơ cấp và thứ cấp, lông đuôi màu đen có ánh lục hay hồng. Phần còn lại của bộ lông màu trắng. Mùa đông, các lông trắng ở mặt lưng được thay thế bằng lông xám nhạt. Mắt trắng, xám vàng nhạt hay nâu nhạt. Mỏ xám sừng hơi lục, phần dưới mỏ hơi hung. Da trần quanh mắt màu đen. Chân hồng vàng nhạt hay hồng nâu nhạt. Kích thước cơ thể lớn với đặc điểm nổi bật là mỏ trên và dưới không khép chặt vào nhau ở đoạn giữa mà chỉ ở chóp và gốc mỏ.

Chim non: Đầu, cổ và trước ngực có màu nâu xám nhạt. Vai màu nâu đen nhạt, các lông đều viền xám hung nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Nơi sống: ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa. Thức ăn chủ yếu là ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch nhái, cua, côn trùng lớn. Chưa có nhiều dẫn liệu về sinh sản của loài này, theo tài liệu thì cò nhạn làm tổ tập đoàn cùng một số loài cò, diệc, cò quăm. Tổ của chúng làm rất gần nhau. Thường đẻ 4 trứng, ấp 27 - 30 ngày. ở nước ta trước đây chúng làm tổ ở một vài sân chim như Bạc Liêu, Đầm Dơi, Cái Nước.

Phân bố:

Trong nước: Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh.

Thế giới: Ấn Độ, Xri Lanka, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.

Giá trị:

nguồn gen qúy, hấp dẫn cho tham quan du lịch sinh thái.

Tình trạng:

Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc R (hiếm). Những năm trước đây thường gặp làm tổ ở sân chim Đầm Dơi và Cái Nước (Cà Mau), năm 1980 gặp khoảng 1000 tổ ở Đầm Dơi và năm 1999 gặp 168 con ở U Minh Thượng (Kiên Giang). Cò nhạn còn được tìm thấy ở Vườn quốc gia Lò Gò-Sa Mát (Tây Ninh). Hiện nay số lượng đang trên đà giảm sút, cụ thể không còn gặp làm tổ ở sân chim Đầm Dơi. Nguyên nhân chính là do các sân chim bị con người tác động mạnh mẽ bằng các hoạt động kinh tế như xẻ kênh mương để nuôi tôm, nạn lấy trứng và bắt chim non diễn ra thường xuyên.

Phân hạng: VU A1a,c,d,e C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Quy hoạch hợp lý và sử dụng hợp lý các sân chim ở Cà Mau, Bạc Liêu, đặc biệt Sân chim Cái Nước (Cà Mau).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cò nhạn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này