ẾCH GAI SẦN
ẾCH GAI SẦN
Quasipaa
verrucospinosa
(Bourret
1937)
Paa verrucospinosa Bourret,
1937
Họ: Ếch nhái
Ranidae
Bộ: Không
đuôi Anura
Đặc điểm nhận dạng:
Chiều dài thân trung bình
82mm (cá thể đực lớn nhất: 105mm, cá thể cái lớn nhất: 100mm). Đầu rộng mõm tù,
nếp thái dương to chạy từ sau mắt đến gần chân trước.
Màng nhĩ không rõ. Lưng màu xám hay xám nâu pha những vết vàng nhạt, con non
có màu nâu đỏ. Trên lưng có những mụn cóc lớn hình hầu dục chạy gần thẳng hàng,
trên mỗi mụn cóc có từ 2 - 3 đôi khi hơn những vai đen nhỏ. Giữa hai mụn cóc lớn
có từ 1 - 5 mụn cóc nhỏ xếp xít nhau. Mặt trên các chi có nhiều vết xám to chạy
ngang. Phần ngực, bụng và trên ngón I và II chân trước của con đực có nhiều gai
nhỏ đen.
Sinh học, sinh thái:
Sống ở các suối chảy sâu trong
rừng, tập trung ở đầu nguồn các con suối
lớn, nơi có nhiều đá to, ít nước.
Kiếm ăn ban đêm, thích ngâm mình trong nước rình mồi. Thức ăn gồm
côn
trùng cánh cứng, sâu non, ấu trùng chuồn chuồn, gián rừng, gọng cua.
Tiếng kêu ban đêm rất lớn và âm vang. Ở một số nơi, đồng bào dân tộc gọi là ếch
bò vì có tiếng kêu giống bò.
Đẻ trứng từ tháng 8 đến tháng 11, ở suối nơi nước chảy chậm mỗi lần khoảng
200 - 300 trứng đường kinh 3,5 - 3,7mm. Nòng nọc phát triển trong nước.
Phân bố:
Việt Nam:
Lào Cai: Hà Giang. Tuyên Quang, Cao Bằng: Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình,
Nghệ An, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng.
Thế giới: Nam Trung Quốc, Lào.
Mô tả loài:
Nguyễn Quảng Trường - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật.