CÒ LẠO ẤN ĐỘ
CÒ LẠO ẤN ĐỘ
Mycteria leucocephala
Pennant, 1769.
Tantalus leucocephalus
Pennant, 1769
Ibis
leucocephalus
Pennant, 1769
Họ: Hạc Ciconiidae
Bộ: Hạc Ciconiiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Toàn bộ
mặt
lưng màu trắng không có vệt hồng.
Cánh
con và lông bao cánh sơ cấp đen. Lông đuôi đen hơi phớt lục. Đầu, cổ và mặt bụng
trắng. Mắt màu nâu xám nhạt. Mỏ vàng, chóp mỏ trắng ngà, chân xám hồng.
Sinh
học, sinh thái:
Nơi
sống là những vùng nước có độ sâu nhỏ của các vùng
đất ngập nước như là hồ ao, các vùng đất lầy thụt có cỏ, bờ sông và cánh
đồng trồng lúa, đôi khi gặp cả ở vùng ven bờ biển. Thức ăn chủ yếu là cá, ếch
nhái, côn trùng. Tập tính kiếm ăn thường là dùng cánh đập nhẹ làm cho con mồi
trong nước hoảng sợ và chạy, do đó chúng dễ phát hiện. Trung bình một ngày Cò
lạo Ấn Độ cần khoảng 500g thức ăn.
Chưa có
dẫn liệu về sinh sản của loài này. Theo tài liệu tham khảo thì cò lạo Ấn Độ làm
tổ tập đoàn lẫn với
cò nhạn, các loài cốc, cò quăm. Tổ thường làm trên các sàn bằng các cành cây
vít lại gần nhau có độ cao so với mặt đất khoảng 4 - 5 m. Thường đẻ 3 - 4 trứng,
ấp trong khoảng 30 ngày. Đã bắt được cá thể già nhất của loài này trên thế giới
có tuổi là 28 năm.
Phân bố:
Trong
nước:
Gặp ở rừng tràm và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, năm 1994 gặp 4 -5 cá
thể ở cửa sông Văn úc (Hải Phòng) và cửa sông Hồng (Nam Định) Trong những năm
gần đây đã gặp ở Bầu Sấu,
Vườn quốc gia Cát Tiên.
Thế giới:
Xri Lanka, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia.
Giá trị:
Nguồn gen qúy có
giá trị khoa học cao, có hình dáng và màu sắc lông đẹp,
mỏ dài chân màu hồng nhạt, con trưởng thành ở các lông bao cánh ngoài 2 bên
vai có màu sen hồng rất đẹp hấp dẫn khách du lịch sinh thái.
Tình trạng:
Số lượng loài này
hiện nay đang bị giảm sút, ngay cả ở vùng rừng tràm U Minh là nơi tập trung số
lượng cao những năm trước đây cũng rất khó gặp. Nguyên nhân chính bởi các vùng
bãi lầy, đất ngập nước là nơi kiếm ăn bị mất dần do mở rộng đất nông nghiệp, nơi
làm tổ là các rừng tràm thường bị cháy.
Phân hạng:
VU A1c B1 +2d.
Biện pháp bảo vệ:
Quy hoạch hợp lý
các vùng đất ngập nước là nơi kiếm ăn của loài này như ở Tràm Chim (Đồng Tháp),
các vùng đất ngập nước ở An Giang và vùng ven biển.
Các
vùng rừng tràm là nơi làm tổ phải tuyệt đối bảo vệ.
Sách Đỏ Việt Nam
(1992, 2000), bậc R (hiếm).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.