Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cốc dế
Tên Latin: Phalacrocorax carbo sinensis
Họ: Cốc Phalacrocoracidae
Bộ: Bồ nông Pelecaniformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỐC ĐẾ

CỐC ĐẾ

Phalacrocorax carbo sinensis (Linnaeus, 1758)

Pelecanus sinensis Blumenbach, 1798

Họ: Cốc Phalacrocoracidae

Bộ Bồ nông  Pelecaniformes

Đặc điểm nhận dạng:

Về mùa hè phần đầu, toàn bộ mặt trên thân, đuôi có màu đen ánh xanh, đen ánh lục hay tím đỏ tuỳ góc nhìn. Trước mắt, họng và trước má cùng một vệt rộng phía sau sườn màu trắng. Toàn bộ đầu và cổ có lông bông che gần hết các lông màu đen, lông cánh sơ cấp đen. Vai, các lông cánh còn lại nâu đồng, mỗi lông đều có viền đen.Vào mùa đông, lông bông ở đầu và cổ và đám lông trắng ở hai bên sườn biến mất.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chủ yếu của cốc đế là những loài cá nhỏ: cá rô Anabas testudineus, cá lóc Channa micropeltes, cá kèo Pseudapocryptes taenisgastes, đôi khi ăn cả một vài loài lưỡng cư có kích thước nhỏ. Cách kiếm ăn là bắt mồi trong nước bằng cánh lặn trong nước. Sau khi kiếm đủ thức ăn thường có tập tính phơi nắng. Làm tổ tập đoàn trong các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa sinh sản hàng năm từ tháng 6 - 8, thời gian làm tổ từ 10 - 15 ngày, mỗi lứa đẻ 4 - 6 trứng, số ngày ấp trứng từ 24 - 26 ngày.

Cốc đế thường sống tập đoàn, tập trung ở vùng đồng bằng tại những vùng đất ngập nước, đôi khi còn gặp ở vùng núi nơi có các hồ hay đập nước lớn. Loài này thường sống cùng sinh cảnh với 2 loài khác là Cốc đế nhỏ Phalacrocorax fuscicollis và Cốc đen Phalacrocorax niger.

Phân bố:

Trong nước: Đồng bằng Nam bộ, thường làm tổ tại các sân chim tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Đã gặp ở Quảng Ninh (tháng 12/2001 và 2/2002).

Thế giới: Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Xri Lanka, Mianma, Thái Lan, Cămpuchia, Lào, Malaixia, Philippin.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, có giá trị khoa học cao.

Tình trạng:

Số lượng bị giảm sút nhanh do nơi kiếm ăn bị thu hẹp, nguồn thức ăn là động vật, thực vật thuỷ sinh bị ô nhiễm có thể do tồn dư chất hoá học. Mặt khác nơi làm tổ cũng bị thu hẹp và bị nhiễu loạn do các hoạt động kinh tế khác nhau của con người, kể cả việc lấy trứng và bắt chim non ở các sân chim.

Phân hạng: EN A1c,d B 2b+3b

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ nghiêm ngặt các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng hợp lý và bền vững các vùng đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cốc dế

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này