SÓC ĐEN
SÓC
ĐEN
Ratufa bicolor
(Sparrmann, 1778)
Sciurus
bicolor
Sparrmann, 1778
Ratufa
melanopela
Kloss,
1921.
Họ: Sóc cây Sciuridae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc
điểm nhận dạng:
Sóc cỡ
lớn. Gốc mũi, đầu, cổ, lưng đến gốc đuôi màu đen hoặc đen - xám. Phần ngoài chi
sau, mu bàn chân, hai bên thân đồng mầu với lưng. Mặt bụng: từ nách chi trước,
bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt hay vàng đất thó. Mặt
ngoài vành tai có túm lông màu đen, mặt trong tai trần. Phần trên mắt màu đen,
phần dưới mắt đến má màu vàng sáng, hai bên lỗ mũi và môi màu trắng nhạt. Đuôi
dài hơn thân, có lông xù, từ gốc đuôi lông màu đen, ở mút đuôi có túm lông dài,
cứng và màu đen.
Việt
Nam có 3 phân loài: Sóc đen côn đảo - Ratufa bicolor condorensis Kloss,
1922; Sóc đen thẫm - Ratufa bicolor gigantea Thomas, 1923; Sóc đen nâu -
Ratufa bicolor smithi Robinson et Kloss, 1923. Màu
sắc của 3 phân loài Sóc đen khác nhau như sau: Sóc đen
côn đảo: màu vàng lan tới
cánh tay, có vết đỏ hoe sau gáy; Sóc đen thẫm: không có những đặc điểm như Sóc
đen côn đảo, lưng hoàn toàn đen thẫm; Sóc nâu đen: Lưng màu vàng - đen da bò.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
trên cây, thích trên cây gỗ cao trong các
khu rừng sâu trên núi đất có nhiều cây
quả, núi đá, rừng già,
rừng thứ sinh, rừng tre, nứa có cây gỗ cao hoặc dọc bờ
sông, suối. Sóc đen ăn thực vật: quả, chồi, hạt, lá cây (dẻ, sấu, trám trắng,
trám đen, bứa, sung, vả, si, đa, ngô, vải, nhãn, chuối...). Thức ăn động vật có
một số loài côn trùng, kiến, mối, đôi khi cả trứng chim..
Sóc đen hoạt động
vào ban ngày và chủ yếu trên cây. Khi kiếm ăn sóc thường phát ra tiếng kêu
“túc...túc...” nên rất dễ phát hiện và bị săn bắn nhiều. Sóc sống đơn độc, ghép
đôi trong thời kỳ động dục. Sóc làm tổ trên cành cây cao bằng cành cây nhỏ và
lót lá khô mềm. Sóc đen đẻ mỗi năm 2 lần: xuân - hè (tháng 3 - 4) và thu - đông
(tháng 10 - 11). Mỗi lứa đẻ 2 đến 3 con, chủ yếu 2 con.
Phân bố:
Trong nước: Khắp các rừng núi cây to từ Bắc vào Nam ở độ cao khác nhau. 3 phân
loài phân bố ở 3 khu vực khác nhau: Sóc đen thẫm phân bố ở miền Bắc; Sóc đen nâu
ở vùng cao nguyên Lang Biang, Di Ring và Tây Ninh; Riêng phân loài Sóc đen
côn đảo chỉ phân bố ở Côn Đảo.
Thế giới:
Nêpan, Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc (đảo Hải Nam), Lào, Cămpuchia, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia.
Giá trị:
Phân loài Sóc đen
côn đảo là
loài
đặc hữu của Côn Đảo, Việt Nam.
Có giá trị khoa học, thẩm mỹ và có thể nuôi làm cảnh ở vườn thú.
Tình trạng:
Trước năm 1990,
trừ phân loài Sóc đen côn đảo số lượng ít, phân bố hẹp, còn các phân loài Sóc
đen khác khá phổ biến từ Bắc vào Nam. Sau 1990, rừng cây to bị thu hẹp và đặc
biệt Sóc đen bị săn bắt quá nhiều. Mức độ khai thác hiện nay còn rất cao. Số
lượng quần thể nói chung bị suy giảm 50% trong 10 năm qua, mặc dù một số khu
rừng có thể còn gặp nhiều.
Phân hạng:
VU A1a,c,d
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam, được ghi trong nhóm II Nghị Định 3232/2006/NĐ-CP và
Phụ lục II CITES. Kiến nghị: Cấm săn bắt trong bất kỳ tình huống nào.
Bảo tồn trong Vườn quốc gia Côn Đảo và các khu bảo tồn thiên nhiên khác.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.