SÓC BAY TRÂU
SÓC
BAY TRÂU
Petaurista petaurista
(Pallas, 1766)
Sciurus
petaurista
Pallas, 1766
Pteromys
philippensis
Elliot, 1839
Pteromys
yunanensis, Anderson, 1875.
Họ: Sóc bay Pteromyidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc điểm nhận
dạng:
Sóc bay cỡ lớn
nhất trong
các loài sóc bay. Màng da hai bên sườn nối liền cổ, chi trước, chi
sau và gốc đuôi. Bộ lông dầy, mềm.
Lông ở
đầu, lưng, đuôi và mặt trên của màng da có gốc xám thẫm, một phần ba phần đầu
mút lông nâu hung tạo nên nền mầu của lưng có mầu nâu hung, đầu mút lông phớt
trắng làm cho lưng có mầu nâu hung lốm đốm trắng.
Mặt có
nhiều đốm trắng. Cằm xám đến nâu sáng. Bụng, mắt dưới màng da nâu hung nhạt.
Bàn chân
màu đen. Đuôi tròn, xù và dài hơn
dài thân.
Sinh học, sinh
thái:
Sống trong rừng
già nhiều cây gỗ lớn và có quả trên núi đá, núi đất. Làm tổ trong các bọng cây
to, cao giữa tán lá cành rậm rạp. Sóc sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào mùa động
dục. Tuy vậy, có thể gặp 3 - 4 sóc cùng ăn trên một cây. Hoạt động
kiếm ăn ban đêm, di
chuyển chậm dọc theo các cành cây; chúng có thể dương màng da bay lượn từ cây
này sang cây khác với khoảng cách khá xa.
Sóc bay
trâu ăn quả, hạt (dẻ rừng, sấu, sung, vả, si, đa, trám trắng, trám đen), chồi
non, lá cây non.
Đẻ mỗi năm hai
lứa vào tháng 4 - 5 và tháng 8 - 9. Mỗi lứa đẻ 1-2 con hoặc 3 - 4 con. Con non
được nuôi trong tổ cho đến khi sống tự lập.
Phân bố:
Trong nước:
từ Bắc vào Nam nơi các khu vực rừng còn được bảo vệ tốt.
Thế giới: Pakixtan,
Apganixtan, Ấn Độ, Xri Lanka, Nêpan, Mianma, Malaixia, Thái Lan, Nam Trung Quốc,
Lào, Cambodia.
Giá trị:
Thú quý, kỳ lạ,
có ý nghĩa khoa học, Bộ lông đẹp có thể nuôi nhân giống, xuất khẩu.
Tình trạng:
Trước năm 1990
Sóc bay trâu khá phổ biến trong các rừng nguyên sinh từ
Bắc vào Nam. Hiện nay,
vùng phân bố mở rộng vẫn > 20.000 km2 và nơi cư trú > 2000Km2,
nhưng rừng nguyên sinh bị mất nhiều, chất lượng nơi sinh sống của sóc bị giảm
sút. Số lượng sóc giảm sút trên 20% trên 10 năm qua và có xu hướng giảm nữa.
Phân hạng:
VU A1c
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (2000) và trong danh lục BII
Nghị định
32/CP. Cấm tuyệt đối săn
bắn. Cấm chặt phá, khai thác gỗ ở những khu rừng còn quần thể Sóc bay trâu sinh
sống.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.