SÓC ĐỎ
SÓC
ĐỎ
Callosciurus finlaysonii
(Hordsfield, 1823)
Sciurus
finlaysoni
Horsfield, 1823
Sciurus splendens
Gray, 1861
Callosciurus
ferrugines Williamsoni, Robinson et Klos, 1922.
Họ: Sóc cây Sciuridae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc điểm nhận
dạng:
Sóc đỏ cỡ trung
bình. Màu sắc lông thay đổi: các chủng quần khác nhau ở Việt Nam có màu đen (ở
Côn Đảo), màu đỏ hoặc pha trộn nâu - đỏ hoặc đỏ - xám (ở vùng Sa Thầy, tỉnh
Kontum); màu hung xám bụng nâu vàng (ở Phú Quốc).
Sinh học, sinh
thái:
Sống ở rừng già,
rừng hỗn giao, đôi khi kiếm ăn ở cả rừng trồng, ở Côn Đảo, hoạt động ở mọi sinh
cảnh. Sóc kiếm ăn ban ngày, làm tổ trong các hốc cây. Đẻ 1 - 3 con vào tháng 5 -
8.
Phân bố:
Trong nước:
Việt Nam có 3 phân loài: Callosciurus finlaysonii germanii Milne-Edwards, 1867 phân bố trong rừng Côn Đảo;
Callosciurus fillaysonii harmandi Milne-Edwards, 1877 phân bố trên đảo Phú Quốc và
Callosciurus
fillaysonii cinnamameus Temminck, 1853 phân bố ở Kontum, Lâm Đồng.
Thế giới: Mianma, Thái
lan, Lào, Cambodia
Giá trị:
Sóc có mầu sắc
đẹp có giá trị thẩm mỹ.
Dễ
nuôi, có thể nuôi làm động vật cảnh ở công viên,
vườn thú
Tình
trạng:
Khu
phân bố mở rộng lớn, nhưng khu cư trú hiện nay của từng phân loài bị thu hẹp do
rừng bị khai phá, ước tính khoảng < 2000km2. Sóc đen ở Côn Đảo và sóc
hung xám bụng nâu vàng ở Phú Quốc có số lượng ít, Sóc đỏ, nâu đỏ ở Kontum bị săn
bắt nhiều, nơi sống bị xâm hại, số lượng suy giảm trong khoảng 10 năm trở lại
đây khoảng > 20%. Xu hướng biến đổi số lượng còn giảm.
Phân
hạng: LR
nt
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cấm săn bắt. Cần đưa sóc đỏ vào danh sách các loài ưu
tiên bảo tồn ở Vườn quốc gia Côn Đảo, Phú Quốc và Chưmomray.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.