SÓC BAY ĐEN TRắNG
SÓC
BAY ĐEN TRắNG
Hylopetes alboniger
(Hodgson, 1836)
Sciuropterus
alboniger
Hodgson, 1836
Pteromys
alboniger
(Allen, 1940)
Họ: Sóc bay Pteromyidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỡ nhỏ. Lông ở
lưng gốc màu xám, đầu mút lông trắng nhạt. Má và bụng màu trắng nhạt hay trắng
kem.
Lông
trên màng cánh màu nâu sẫm. Đuôi xù màu nâu sẫm. Mặt dưới đuôi có một đường
trắng nhạt ở giữa.
Sinh
học, sinh thái:
Thường
sống ở rừng già, cả
rừng hỗn giao trên núi cao, đặc biệt ưa thích sống ở rừng cây
giẻ, sồi (Quercus). Làm tổ trong các hốc cây cao. Sóc bay đen trắng có thể
đẻ 1 - 3 con vào mùa khô. Tuy nhiên sự hiểu biết về sinh học của loài sóc này
còn ít.
Phân
bố:
Trong
nước: Lai Châu, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng.
Những năm gần đây ghi nhận cả ở Cao Bằng (Pia Oắc), Lạng Sơn (Hữu Liên).
Thế giới: Nêpan,
Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Là loài thú hiếm,
kỳ lạ của rừng nhiệt đới. Có ý nghĩa khoa học, du lịch. Giữ được
nguồn gen, nhân giống sẽ có giá trị xuất khẩu.
Tình trạng:
Trước năm 1985,
diện tích khu phân bố mở rộng khoảng 60.000km2 và nơi cư trú khoảng
5000km2.. Hiện nay, do rừng già bị suy giảm, nơi cư trú bị chia cắt
và còn khoảng 2000 km2. Trước đây số lượng nhiều, ngày nay
quần thể suy giảm ước tính 20%.
Phân hạng:
VU A1c B1 + 2b,c
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam. Cấm chặt phá, khai thác gỗ trong rừng có quần thể Sóc bay đen
trắng sinh sống.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.