HƯƠU VÀNG
HƯƠU VÀNG
Cervus porcinus
Zimmermann, 1777
Axis
porcinus
Zimmermann, 1780
Hyelaphus annamiticus
Heude, 1888
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc
điểm nhận dạng:
Cỡ
trung bình trong bộ Ngón chẵn, thân dài khoảng 1,3-1,5m. Trọng lượng 50 - 60 kg.
Bộ lông ngắn mền, mầu vàng hung hay vàng xám. Lông ở lưng dài thô nhưng không
tạo thành bờm. Sừng nhỏ, mảnh ngắn, có 2-3 nhánh (hai nhánh phụ, một nhánh
chính) nhỏ hơn sừng Nai, nhưng lớn và dài hơn sừng hoẵng. Đế sừng ngắn hơn đế
sừng Hoẵng.
Sinh
học, sinh thái:
Thức ăn
là cỏ
lá cây ở những khu vực ẩm ướt ven các đầm lầy, sông suối. Sinh sản của Hươu
vàng ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu, theo tài liệu ở nước ngoài: chúng động
dục và ghép đôi vào tháng 9, 10. Thời gian có chửa 8 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa,
mỗi lứa đẻ 1 con. Chúng sinh sống trong rừng thưa ven các sình lầy, sông suối, ở
độ cao không quá 1000m so với mặt biển. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày nghỉ
ngơi trong các lùm cây lau sậy rậm rạp hay đầm mình trong bùn nước. Sống đàn 20
- 30 con, có thể lẫn lộn với đàn Nai cà tông hoặc Nai.
Kẻ thù tự nhiên của chúng có thể bị các loài thú ăn thịt lớn tấn công gây
hại.
Phân
bố:
Trong
nước: Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thế giới:
Pakixtan, Nêpan, Xri Lanka, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Cămpuchia.
Giá trị:
Loài thú quý
hiếm. Có thể thuần dưỡng nuôi trong các trang trại, trong gia đình (giống như
nuôi Hươu sao) lấy nhung, thịt, xương, da hoặc nuôi bán tự nhiên trong các khu
du lịch sinh thái để làm cảnh, giáo dục thiên nhiên.
Tình trạng:
Hươu vàng phân bố
hẹp trong một số khu vục ở những nơi có nguồn nước, sình lầy. Số lượng ít khoảng
200 - 300 con. Vùng sinh sống của chúng ngày càng bị thu hẹp dần do khai thác
các vùng ẩm thấp làm nông nghiệp và xây dựng các hồ chứa nước.
Phân hạng:
EN A1c,d B2a,b,c
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (1992, 2000) ở bậc E và Danh lục đỏ IUCN (2000), Nghị đinh
18/HĐBT và Nghị định 32/2006/NĐ-CP cấm săn bắt và buôn bán. Hạn chế hoặc cấm
khai thác các vùng rừng đang còn Hươu vàng sinh sống. Tổ chức nuôi trong các
vườn thú, Vườn Quốc gia, tạo giống bảo tồn nguồn gen, tiến tới nuôi trong các hộ
gia đình.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.