Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Don
Tên Latin: Atherurus macrourus
Họ: Nhím Hisricidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

ĐON

 Atherurus macrourus (Linnaeus, 1758)

Atherurus assamensis Thomas, 1921

Hystrix macroura (Linnaeus, 1758)

Họ: Nhím Hisricidae

Bộ: Gặm nhấm Rodentia

Đặc điểm nhận dạng:

Đon loài thú nhỏ trong họ nhím Hisricidae, cân nặng 3 - 5 kg, dài thân 380 - 500mm, dài đuôi 139 - 228mm, Đặc điểm để phân biệt với nhím là lông gai trâm thô, thưa, ngắn (70 - 100mm) và dẹp, (không tròn như Nhím Hystrix brachyura). Đuôi dài và có một chùm lông đuôi lớn như chiếc bàn chải ở chót đuôi, chân tay ngắn và mập mạp, tai tròn. Mắt và tai khá nhỏ.  Bàn chân trước và chân sau có năm ngón, vuốt thẳng. Nệm chân dày, mềm giúp chúng chuyện động êm trong rừng vào đêm tối.

Sinh học, sinh thái:

Đon chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi hay nơi có nhiều đá lộ đầu, ở trong các hang, hốc đá tự nhiên. Là loài động vật nhanh nhẹn và có thể chạy, leo lên, và bơi tốt. Thức ăn gần giống nhím và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau từ rừng nguyên sinh đến các vùng đất canh tác. Sống theo bầy đàn từ 6 - 8 con. Ban ngày ẩn nấp trong gốc cây. Kiếm ăn ban đêm.

Phân bố:

Việt Nam: hầu hết ở các vùng còn rừng, đặc biệt là các khu vực núi có nhiều hang đá sâu.

Thế giới: Thái Lan, miền Đông Mianma, Lào, Cambodia, Malaixia, Indonesia.

Tình trạng:

Số lượng đon ở Việt Nam còn tương đối nhiều. Tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp bảo vệ loài này trong tự nhiên

Giá trị sử dụng:

Đây là nguồn thực phẩm có giá trị cho đồng bào dân tộc, Đon cũng là loài gây một số tác hại cho sản phẩm nông lâm nghiệp.

 

Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 214.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Don

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này