BA BA NAM BỘ
BA BA NAM BỘ
Amyda cartilaginea
(Boddaert, 1770)
Trionyx
carinifera
Morice, 1875
Trionyx
ornatus
Tirant, 1885.
Họ: Ba ba Trionychidae
Bộ: Rùa Testudinata
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài rùa mai mềm
có kích thước cơ thể lớn. Chiều
dài
mai tới 830mm. Có những nốt sần nhỏ, tròn xếp thành hàng dọc theo bờ trước
của mai. Trên mai phủ một lớp da mỏng, rải đều có những nốt sần rất nhỏ. Đầu xám
nhạt, lấm tấm những vết vàng nhỏ. Mai màu nâu hoặc xám, có những vết đốm màu
vàng và xám đen; ở cá thể non có rất nhiều chấm vàng.
Sinh học, sinh
thái:
Cua đinh sống ở
các kênh rạch, sông, suối, hồ ao và vùng
đất ngập nước, kể cả ruộng lúa nước.
Là loài
ăn tạp, thức ăn gồm các loài
côn trùng, tôm, cua, ốc, hến, cá,.. các loại quả và hạt.
Phân bố:
Trong
nước:
Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Phước, Kiên Giang và vùng Nam bộ.
Thế giới: Lào,
Cambodia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Indonesia và Singapor.
Giá trị:
Là loài có giá
trị khoa học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái
của loài này trong tự nhiên. Hiện nay chúng được dùng làm thực phẩm và dược liệu
và dùng làm
thuốc vì được nhân nuôi. Ngoài ra còn
được nuôi ở những nơi vui chơi, giải trí (vườn động vật). Loài
rùa mai mềm phổ biến
thuộc Họ Ba
ba Trionychidae được
nuôi trong nhiều hộ gia đình.
Tình trạng:
Số lượng ngoài tự
nhiên ngày càng suy giảm, ít nhất 20% do săn bắt, chất lượng nơi cư trú suy
giảm.
Phân
hạng:
VU A1c,d +2cd
Biện
pháp bảo vệ:
Cần phải có biện pháp nghiêm cấm săn bắt ngoài tự nhiên. Cần tổ chức nhân nuôi ở
các khu bảo tồn nhằm nhân giống để thả vào môi trường tự nhiên và giữ lại nguồn
gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 257.