Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bò biển
Tên Latin: Dugon dugon
Họ: Cá cúi Dugongidae
Bộ: Hải ngư Sirenia 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÒ BIỂN

BÒ BIỂN

Dugong dugon (Muller, 1776)

Trichechus dugong Muller, 1776

Halichore dugong Erxleben, 1777.

Họ: Cá cúi Dugongidae

Bộ: Hải ngưu Sirenia

Đặc điểm nhận dạng:

Cơ thể có dạng mập tròn, mõm nhô ra như một khối thịt thừa. Môi trên có dạng móng ngựa, mang nhiều lông cảm giác. Lỗ thở ở trên và phía trước đầu. Hai vây bơi nhỏ và ngắn; không có vây lưng; vây đuôi có dạng giống Cá heo: lõm ở giữa tạo thành rãnh hình chữ V. Mắt tròn, nhỏ, màu thẫm và có nắp đậy. Tai không vành mà chỉ là 2 lỗ nhỏ ở hai bên đầu. Da Bò biển có màu đồng hơi xám và sáng dần về phía mặt bụng, con mới sinh hoặc còn nhỏ có màu nâu thẫm. Lông ngắn và mảnh, phân bố lưa thưa trên lưng, phía bụng lông dài nhưng thưa hơn, mõm mang nhiều lông và dày hơn. Lông xúc giác rất phát triển và nhạy cảm. Bò biển có lớp mỡ dày như đối với các loài thú biển khác. Bò biển có 06 cặp răng hàm, được xếp trên mỗi mặt của hai hàm và ngay gần lối vào của miệng. Có 02 răng nanh ngắn, răng nanh chỉ mọc ở con đực trưởng thành hoặc ở con cái già (trên 40 tuổi).

Sinh học, sinh thái:

Bò biển trưởng thành sinh dục ở độ tuổi 9 - 10 tuổi, nhưng có khi đến sau 17 tuổi, hoạt động sinh dục của Bò biển xảy ra quanh năm, nhưng mùa sinh sản cao điểm từ tháng 6 - 9; con cái mang thai đến 13 tháng và chỉ sinh 01 con. Con con bú sữa mẹ và sau vài tuần có thể gặm cỏ nhưng vẫn còn tiếp tục bú sữa mẹ cho đến 18 tháng tuổi hoặc hơn. Tuổi tHọ: trung bình khoảng 70 tuổi. Thức ăn chính là cỏ biển, đôi khi ăn cả Thuỷ tức và Hải sâm.

Sống ở vùng nước cạn ven bờ hoặc các hải đảo, nước ấm (18 - 32oC) và có nhiều cỏ biển. Chúng có thể sống từng nhóm nhỏ hoặc từng đôi mẹ-con, nhưng cũng có khi thành đàn đến vài trăm con và có tổ chức xã hội.

Phân bố:

Trong nước: Vịnh Hạ Long, ven biển Khánh Hoà, Côn Đảo và Phú Quốc.

Thế giới: Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong vùng nước cạn ven bờ nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Giá trị:

Loài thú biển quí hiếm và có giá trị nghiên cứu khoa học. Góp phần điều hoà số lượng thực vật biển trong môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái.

Tình trạng:

Trước năm 1975, Bò biển được ghi nhận ở vài nơi như vịnh Hạ Long, ven biển Khánh Hoà, Côn Đảo và Phú Quốc. Nhưng hiện nay chỉ biết được chúng còn đang sống ở Côn Đảo với khoảng hơn 10 con. Trong những năm gần đây do việc xây dựng các công trình ven biển, khách du lịch gia tăng, làm quấy rối và thu hẹp nơi sinh sống, gây ô nhiễm môi trường ... càng làm cho vùng phân bố và số lượng của Bò biển giảm sút. Hơn nữa Bò biển có tốc độ sinh sản rất chậm, nên các nhà khoa học dự đoán rằng nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu, Bò biển sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai. Ước tính diện tích phân bố trước năm 1990 khoảng 20.000km2, nhưng hiện nay còn khoảng 1.000km2.

Phân hạng: CR A1c,d D

Biện pháp bảo vệ:

Không săn bắt Bò biển để lấy thịt hoặc làm thuốc. Đối với những vùng đã phát hiện chúng đang sống ( khu bảo tồn Vườn quốc gia Côn Đảo), nên có biện pháp bảo vệ tích cực và hạn chế việc xây dựng các công trình ven biển, làm quấy rối và thu hẹp nơi sinh sống của chúng và gây ô nhiễm môi trường ... .

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bò biển

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này