TRÂU RỪNG
TRÂU RỪNG
Bubalus bubalis
(Linnaeus, 1758)
Bos
bubalis
Linnaeus, 1758;
Bos
bubalus
Gmelin, 1788;
Bos
buffelus
Blumenbach , 1821
Họ: Trâu bò Bovidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận
dạng:
Hình dạng giống
trâu nhà, nhưng to và khoẻ hơn.
Thân dài tới 2,8 m. Trọng lương 800 - 1200kg. Đầu to, mõm ngắn, trán có lông
dài rậm mầu xám đen, phía dưới cổ có đám lông trắng hình chữ V. Sừng dài, uốn
cong hình lưỡi liềm, dài 1,4 - 2m, mặt cắt ngang gốc sừng hình tam giác. Thân
sừng có nhiều vết nhăn nheo, mút sừng nhọn hướng về phía sau. Lưng mầu xám hoặc
nâu xám. Đuôi ngắn có túm lông ở mút.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn là
cỏ,
lá cây, măng tre nứa và chồi cây non. Thời gian có chửa khoảng 10 tháng. Ba
đến bốn năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Thường sống ở những cánh rừng già, rừng
thưa ven sông suối, hoặc trong thung lũng sâu có sình lầy ẩm ướt địa hình bằng
phẳng, không sống ở núi cao sườn dốc lớn. Sống thành từng đàn 20 - 30 con. Hoạt
động kiếm ăn ban ngày vào buổi sáng và chiều tối trong rừng thưa, ven rừng,
trảng cỏ cây bụi. Buổi trưa thường nghỉ ngơi, đầm mình trong bùn nước khi tiết
trời nóng bức. Ban đêm ngủ cả đàn quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa.
Trâu rừng có thể bị hổ báo tấn công, nhưng nhờ
tập tính sống đàn bảo vệ lẫn nhau nên ít bị nguy hiểm.
Phân
bố:
Trong
nước: Kontum, Đắk Lak.
Thế giới:
Ấn Độ (Assam), Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Cambodia.
Giá trị:
Là nguồn gốc của
trâu nhà. Là
nguồn gen quý hiếm. Có thể lai với trâu nhà tạo giống trâu khỏe mạnh hơn,
cho năng suất thịt và các sản phẩm khác như da lông làm
hàng da, xương, sừng làm hàng mỹ nghệ.
Tình trạng:
Trâu rừng ngày
càng trở nên rất hiếm. Trước đây chúng có vùng phân bố khá rộng được ghi nhận ở
nhiều nơi như: Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai (thượng nguồn sông Đồng Nai, sông La
Ngà), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Thành phố Hồ Chí Minh (Gia Định), và Côn Đảo,
đảo Phú Quốc. Ngày nay có thể chúng chỉ còn ở Đắc Lắc (Ea Súp, Đắc Nông). Do
khai thác, chặt phá rừng làm nương rẫy đã và đang làm mất nơi sinh sống của
chúng.
Phân hạng:
CR B2a,b C1 + 2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN (1996, 2000) đã xếp Trâu rừng vào bậc EN, Nghị định 18/HĐBT, Nghị định 48/2002/ NĐ-CP của Chính phủ cấm tuyệt đối săn bắn
bẫy bắt và buôn bán. Cấm săn bắn đàn trâu hoang dã trong rừng vùng Phi Lao (Đạo
Nghĩa, Đắk Nông) và bảo vệ rừng ở vùng này, tạo điều kiện cho đàn trâu hoang
phát triển.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.