SƠN DƯƠNG
SƠN DƯƠNG
Capricornis sumatraensis
(Bechstein, 1799)
Antilope
sumatraensis
Bechstein, 1799;
Capricornis
masitimus
Heude, 1869.
Họ: Trâu bò Bovidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỡ lớn trọng họ
Trâu bò Bovidae. Con trưởng thành nặng trên 150kg. Hình dáng gần giống nai,
trên đỉnh đầu có đám lông dài tạo thành bờm, có những chùm lông dài phủ từ tai
đến góc miệng. Cả đực và cái đều có sừng ngắn không dài quá 30cm., sừng hình ống
hình tròn có nhiều nếp ngang úp vào xương sừng, mút sừng nhọn cong về phía sau.
Sừng không phân nhánh. Toàn thân phủ lông dầy, dài, cứng mầu xám đen hoặc xám
tro. Từ trán đến vai lông rất dài tạo thành bờm. Đuôi rất ngắn.
Sinh học, sinh thái:
Sơn dương kiếm ăn
ở lưng chừng núi đá và cả trên đỉnh núi.
Thức ăn
là cỏ, lá cây,
cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu và địa y trên vách đá.
Mùa sinh sản tập
trung vào tháng 3 - 4, động dục ghép đôi vào tháng 8 - 10. Thời gian có chửa 210
- 240 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Sơn dương sống ở những vùng rừng
núi đá, chủ yếu là vùng núi đá vôi ở độ cao từ 50 - 2000m so với mặt biển. Nơi
ở, trú ẩn thường là hang hốc đá. Hoạt động ban ngày từ 4, 5 giờ sáng đến 4, 5
giờ chiều. Vùng hoạt động cá thể không lớn và ổn định lâu dài nên dễ bị săn bắn
và bẫy bắt. Sống thành từng nhóm 3 - 4 cá thể, con già thường sống đơn độc.
Kẻ thù của Sơn dương (con non) là thú ăn thịt cỡ lớn
như Hổ, Báo..
Phân bố:
Trong nước: Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Thế giới: Ấn Độ
(Assam), Mianma, nam Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia (Sumatra).
Giá trị:
Loài thú thích
nghi với
sinh cảnh rùng núi đá là đối tượng phục vụ cho du lịch sinh thái.
Có giá trị nghiên cứu khoa học và nuôi làm cảnh ở công viên, vườn thú.
Tình
trạng:
Số
lượng không nhiều, bị săn bắn và bẫy bắt thường xuyên nên ngày càng trở nên
hiếm. Tuy có vùng phân bố rộng, nhưng các vùng rừng núi đá cũng đã và đang bị
tàn phá nặng nề ở nhiều nơi do phá rừng, khai thác đá... làm cho vùng sống ngày
càng bị thu hẹp, vùng phân bố bị chia cắt.
Phân hạng:
EN A1c,dB1 +2a,bC2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 18/HĐBT,
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác cấm săn bắn, bẫy
bắt buôn bán. Nhiều vùng có Sơn dương sinh sống đã được quy hoạch xây dựng các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cùng với bảo vệ các tài nguyên sinh vật
khác. Ngoài ra cũng cần cấm tuyệt đối việc săn bắn, bẫy bắt sơn dương ở tất cả
mọi nơi, đồng thời sử phạt nghiêm khắc những người vi phạm.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật - trang 31.