Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bò rừng
Tên Latin: Bos javanicus
Họ: Trâu bò Bovidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Lê Thành An  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÒ RỪNG

BÒ RỪNG

Bos javanicus S’Alton, 1823

Bos banteng Wagner, 1844;

Bos sondaicus Schlegel et Muler, 1845

Họ: Trâu bò Bovidae

Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cỡ lớn. Dài tới 2,25m, trọng lượng 600 - 800kg. Đầu nhỏ, trán không lõm sâu, đỉnh trán giữa hai sừng không tạo thành gờ cao, không có đám lông trắng bẩn. Da dưới cổ kéo dài thành yếm nhỏ giữa cổ và ngực. Sừng nhỏ hơn sừng Bò tót, gốc sừng hình trụ, chỏm sừng nhọn, uốn cong ra phía trước. Bộ lông ở lưng màu vàng tươi chuyển sang mầu xám đen ở con già. Bụng mầu sáng hơn. Phần mông có đám lông mầu trắng rất rõ. Bốn chân từ kheo trở xuống có mầu trắng. Đuôi khá dài, có lông rậm.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn là cỏ, lá cây. Sinh sản vào tháng 6, 7. Thời gian có chửa 270 - 280 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Thích sống ở những cánh rừng thưa thoáng mát, nhất là rừng khộp cây Họ: Dầu Dipterocarpacae, nơi ở thường là những khu rừng rậm rạp trong thung lũng. Những vùng núi cao, núi đá thường không thấy bò rừng. Bò rừng sống thành đàn từ 10 - 30 con. Hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Do tập tính sống đàn mà ban đêm nghỉ ngơi chúng quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa, con tơ khỏe ở vòng ngoài bảo vệ chống kẻ thù tấn công.

Phân bố:

Trong nước: Kontum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước.

Thế giới: Mianma, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia

Giá trị:

Loài quý hiếm của rừng nhiệt đới, có giá trị nghiên cứu khoa học. Góp phần điều hoà số lượng thực vật trong môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái.

Tình trạng:

Trước đây bò rừng có vùng phân bố khá rộng ở cả giữa Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu đến Phan Rí, Đắc Rinh, Phan Thiết, Lâm Đồng và dọc sông La Ngà. Ngày nay vùng phân bố đã bị thu hẹp khá nhiều. Số lượng còn không nhiều, vẫn bị săn bắn ở nhiều nơi, rừng bị tàn phá, vùng sống bị xâm lấn làm nương rẫy nên số lượng đã bị giảm đáng kể.

Phân hạng: EN A1c,d B2a

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 18/HĐBT, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ cấm săn bắt buôn bán. Các vùng còn nhiều bò rừng sinh sống đã đươc xây dựng thành các vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy vậy vẫn cần phải cấm săn bắn bò rừng ở mọi nơi và phải phạt nặng với những người cố tình săn bắn, bẫy bắt Bò rừng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bò rừng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này