Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cú muỗi ấn độ
Tên Latin: Caprimulgus indicus jotaka
Họ: Cú muỗi Caprimulgidae
Bộ: Cú muỗi Caprimulgiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Kamol  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÚ MUỖI ẤN ĐỘ

Caprimulgus indicus jotaka Temminck et Schlegel

Caprimulgus jotaka Temminck et Schlegel, 1847

Họ: Cú muỗi Caprimulgidae

Bộ: Cú muỗi Caprimulgiformes

Chim đực trưởng thành:

Mặt lưng lông lăn tăn xám nâu lẫn đen nhạt, giữa các lông có vạch đen dài, rộng hay hẹp tùy chỗ. Các lông ở giữa đỉnh đầu có vạch đen rộng tạo thành một vệt dọc rộng giữa đầu từ trán đến gáy, hai bên đỉnh đầu có vệt hẹp hơn, ở lưng và vai có các vạch rộng nhưng không tạo thành vệt dài. Các lông ở vai còn có vệt hung ở mút, các lông vai ngoài cùng có thêm điểm trắng phớt hung ở gần mút phiến ngoài, tạo thành hai dãy điểm đen và trắng hung ở hai bên vai.

Lông cánh sơ cấp đen nâu, mút lông lấm tấm nâu, lông ngoài cùng có vệt trắng ở giữa phiến lông trong, ba lông tiếp theo có vệt trắng ở cả hai phiến lông, phần gốc lông có lấm tấm và vằn hung. Lông cánh thứ cấp có vằn đen lẫn hung, mút lông lấm tấm nâu, phần lấm tấm này càng vào trong càng rộng dần, đến lông cánh tam cấp thì chiếm toàn bộ cả lông. Các lông đuôi giữa lấm tấm đen và nâu nhạt có vằn ngang đen hẹp, 4 đôi lông đuôi hai bên nó mút trắng viền den nhạt, phần trong đen có vằn lấm tấm nâu hay hung nâu.

Một vệt trắng rộng ở họng, mút các lông viền đen và hung. Hai bên mép mỏ có dải trắng phớt hung kéo dài đến má. Cằm, ngực đen nhạt lấm tấm trắng nhạt phớt hung, càng về phía sau màu hung càng nhiều dần và tạo thành vằn ngang, thỉnh thoảng có đốm trắng hình mũi tên. Dưới đuôi hung có vằn ngang hẹp màu đen. Giò phủ lông một phần.

Chim cái:

Không có vệt trắng ở cuối lông đụôi, các vệt trắng ở cánh thay thế bằng vệt hung nhỏ. Nhìn chung cú muỗi Ấn Độ có bộ lông thẫm hơn cú muỗi đuôi dài.

Mắt nâu thẫm. Mỏ nâu hồng, mút mỏ đen nhạt. Chân nâu hồng hay hơi tím.

Kích thước:

Cánh: 189 - 208; đuôi: 130 - 150; giò:16; mỏ: 11mm.

Phân bố:

Loài cú muỗi này phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Mông cổ, đông Liên xô, Trung Quốc; mùa đông gặp ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Đông Dương và Mã Lai.

Việt Nam đã bắt được loài này ở Nghĩa Lộ, Sơn la và Hải Hưng.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 417.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cú muỗi ấn độ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này