CÒ TRẮNG TRUNG QUỐC
CÒ TRẮNG TRUNG QUỐC
Egretta eulophotes
Swinhoe, 1860
Họ Diệc Ardeidae
Bộ Hạc Ciconiiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Nhìn
chung có bộ lông và kích thước giống cò trắng, nhưng có sự sai khác như sau: mùa
đông có da mặt màu xanh nhạt, chân màu xanh nhạt, phần chính của mỏ có màu đen.
Mùa sinh
sản da mặt có màu xanh thẫm, mỏ có màu vàng. Bộ lông sinh sản (khoe mẽ) sau tai
ngắn hơn.
Giò có màu đen, ngón chân có màu vàng xanh nhạt.
Sinh
học, sinh thái:
Gặp vào mùa đông
ở vùng ven bờ biển, ruộng lúa ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ (Nam Định),
huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình). Năm 1999, lần đầu tiên đã ghi nhận một
quần thể lớn (15 cá thể) ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chủ yếu là dọc bờ biển
Cà Mau. Là loài chưa được nghiên cứu về sinh thái học.
Phân bố:
Trong nước: Nam
Định, Thái Bình, Hải Phòng (Các vùng cửa sông ở đồng bằng Bắc Bộ), Đồng Tháp
(Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông), Khánh Hoà (vịnh Cam Ranh), Cà Mau.
Thế giới: Sinh sản ở
Bắc Triều Tiên, Đông nam Trung Quốc.
Di cư xuống Hàn Quốc, Nhật Bản, đông Trung
Quốc (Đài Loan), Inđônêxia (Sumatra, Borneo, Celebes). Mùa đông có ở Hồng Kông,
thỉnh thoảng gặp ở bờ biển Malaixia, Thái Lan.
Giá
trị:
Là
nguồn gen quí có giá trị khoa học cao
cần
bảo tồn nguồn gen.
Tình trạng:
Quần thể với số
lượng cá thể nhỏ, hàng năm vào mùa đông và mùa xuân di cư xuống nước ta. Tuy
nhiên những năm gần đây ngày càng hiếm gặp ở phía bắc, nguyên nhân chính có thể
do nguồn thức ăn bị ô nhiễm bởi các chất hoá học dùng trong nông nghiệp mà chủ
yếu là các khu vực trồng lúa nước.
Phân hạng:
VU A1 c,e B 2 d, c + 3 a D2
Biện pháp bảo vệ:
Hạn chế đến mức
thấp nhất khai thác các loài thuỷ sản ở các bãi triều, không cho nuôi các loài
động vật biển (Vọp, Vạng, Ngao vv…), ở các bãi triều ở cửa sông Hồng (xã Giao
Lạc, Giao Xuân- huyện Giao Thuỷ, Nam Định), vùng cửa sông Đáy (xã Nam Điền,
Nghĩa Xuân - huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) và vùng ngập triều Cà Mau.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.