ĐẠI BÀNG ĐẦU TRỌC
Aegypius
monachus
(Linnaeus, 1766).
Vultur monachus
Linn. 1766.
Họ: Ưng Accipitridae
Bộ: Cắt Falconiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài
chim ăn thịt có kích thước lớn nhất tìm thấy ở Việt Nam, được gọi là "Chúa sơn
lâm". Chiều dài thân tới trên 1m. Bộ lông có màu nâu đen điển hình.
Mỏ lớn hơn so với các loài cùng giống. Đỉnh đầu và
gáy có màu lông nhạt tương phản
với màu đen ở mặt và trán. Lúc bay nhìn thấy ở gốc cánh có màu tối hơn.
Sinh học, sinh thái:
Bay lượn kiếm ăn ở những nơi trống trải, rừng cây gỗ, trên các vùng địa hình
thấp. Gặp "lang thang" hay “bay qua” ở Mianma, Thái Lan, Malaixia, Cămpuchia và
vùng Đông Bắc Việt Nam.
Phân bố:
Trong nước: Hà Tây, Bắc Kạn, Thái Nguyên (dạng "lang thang")
Thế giới: Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á, Bắc Phi, Ấn Độ, Iran, Pakixtan, Apganixtan, Mông
Cổ, Trung Quốc.
Giá trị:
Loài chim lớn nhất được tìm thấy ở Việt Nam, rất hiếm.
Tình trạng:
Loài chim ăn thịt vào loại lớn nhất, rất ít khi tìm thấy ở nước ta, trong hầu
hết các trường hợp khi xuất hiện chúng đều dễ dàng bị bắt. Trong môi trường tự
nhiên chúng là loài chim có lợi, cần được bảo vệ.
Phân hạng:
LR nt
Biện pháp bảo vệ:
Trong các
Công ước quốc tế CITES, CMS, Đại
bàng đầu trọc thuộc Phụ lục II. Cần tuyên truyền giải thích để mọi người dân
hiểu được sự xuất hiện của Đại bàng đầu trọc hay " Chúa sơn lâm" không
phải là một sự báo hiệu về điều gì đặc biệt đối với nhân dân trong vùng, vì vậy
chúng cũng cần được bảo vệ, và trở về vùng cư trú thích hợp.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31