ĐẠI BÀNG ĐEN
ĐẠI BÀNG ĐEN
Aquila clanga
Pallas, 1811
Họ: Ưng Accipitridae
Bộ: Cắt Falconiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Chim có
kích thước trung bình, nhìn chung tối màu. Con trưởng thành có màu lông nâu đen.
Lông bao
dưới cánh có màu tối hơn so với lông cánh xoè ra khi bay. Chim non màu lông phía
trên thân có các dải lông màu trắng lốm đốm chạy dọc trên cơ thể. Trong mùa làm
tổ thường kêu to.
Sinh
học - Sinh thái:
Đại bàng phân bố
ở các vùng rừng thuộc đai địa hình đồi núi thấp, gần với sinh cảnh đất ngập
nước. Chúng làm tổ trên cây cao. Thức ăn là các loài thú và chim nước có kích
thước nhỏ, ếch nhái, rắn. Săn mồi trên các vùng rừng ngập nước ngọt nội địa .
Phân bố:
Trong
nước:
Trước
đây: Hà Tây (Sơn Tây), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Thành phố Hồ Chí Minh.
Gần đây: Lào Cai,
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Nam (Bà Nà), Đồng Tháp, Kiên Giang.
Thế
giới:
Từ Phần
Lan đến Trung Quốc. Bay qua hoặc trú đông với số lượng không lớn ở Trung và Đông
âu, Bắc và Đông Phi, Trung á, bán đảo A Rập, phần lục địa Ấn Độ, Nam và Đông Nam
Châu Á.
Giá trị:
Đại
bàng là một trong số các loài chim ăn thịt rất hiếm ở Việt Nam.
Tình trạng:
Đây là một trong
các loài chim ăn thịt đang bị đe doạ trên thế giới. Chúng thuộc nhóm loài chim
di trú hoặc “bay qua" ở nước ta, thỉnh thoảng đã tìm thấy ở một số nơi, nhưng số
lượng không nhiều: Theo tài liệu các vùng chim quan trọng ở Việt Nam (đang biên
soạn) đã gặp 01 con ở Tràm Chim (2/1994), gặp 13 con trong năm 1997 (vào tháng
2, 10, 11 ở Phan Si Păng, U Minh Thượng và Tràm Chim) và 01 con vào tháng
12/2001 ở Quảng Ninh.
Phân hạng:
EN C2a D
Biện pháp bảo vệ:
Trong các Công
ước quốc tế: Phụ II ở CITES, Phụ lục I, II ở CMS. Tại nhiều quốc gia ở châu âu
và cả đối với Thái Lan chúng được bảo vệ theo văn bản pháp quy của nhà nước.
Nhóm chuyên gia chuyên nghiên cứu nhóm chim Đại bàng thế giới đã được thành lập
và một kế hoạch hành động của nhóm đã được công bố vào năm 2000 .
Đối với Việt Nam,
đây là một trong số các loài chim ăn thịt hiếm, cần được bảo vệ và giáo dục cho
cộng đồng bảo vệ cả nơi sống của loài chim này khi mà phần lớn những khu rừng
trên các đai địa hình núi thấp đã bị khai thác từ nhiều năm nay.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.