ĐẠI BÀNG ĐẦU NÂU
ĐẠI BÀNG ĐẦU NÂU
Aquila heliaca
Savigny, 1809
Họ: Ưng Accipitridae
Bộ: Cắt Falconiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Chim có kích
thước lớn, bộ lông nhìn chung có màu nâu tối, phía sau đầu, gáy và cổ có màu
trắng đến vàng kem nhạt, gốc
đuôi màu xám. Có tiếng kêu to, lặp đi lặp lại.
Sinh học, sinh
thái:
Đại bàng đầu nâu
cư trú ở vùng địa hình rừng núi và đồng bằng thấp, trống trải (lên đến độ cao
khoảng 400m), thường di chuyển đến vùng cao mỗi khi bị tác động mạnh và mất nơi
ở. Tại khu vực Trung và Đông châu Âu người ta còn gặp chúng làm tổ lên đến độ
cao 1.000m, cả trong các khu vực đồng cỏ, hay vùng sản xuất nông nghiệp. Người
ta còn gặp chúng trong các khu rừng gần sông suối và có vẻ như chúng thích trú
đông ở gần các vùng đất ngập nước. Các địa điểm đã quan sát thấy Đại bàng đầu
nâu ở Việt Nam thuộc miền núi và vùng ven biển.
Phân bố:
Trong nước: Vùng
Đông Bắc.
Thế giới:
Vùng Trung và Đông Âu, mùa đông di cư từ phiá nam đến đông bắc Phi, Ấn Độ, Đông
nam Á và đông nam Trung Quốc (86). Đã gặp ở Mianma, Thái Lan, Lào, Xingapo,
Malaixia
Giá trị:
Loài chim ăn thịt
rất hiếm ở Việt Nam.
Tình trạng:
Từ trước cũng như
trong vài năm gần đây đã thu mẫu và quan sát thấy tại một số nơi như Bắc Kạn
(1925),
Vườn quốc gia Tam Đảo (1993, 2003, 2004), Phúc Yên (1995), Thái Bình (1996),
và vùng Hoa Lư, Ninh Bình (1996). Đây là một trong số các loài chim ăn thịt đang
bị đe doạ trong khu vực và trên thế giới, cần có sự hợp tác bảo vệ mang tính
toàn cầu, nhất là đối với các loài không định cư và làm tổ ở nước ta như Đại
bàng đầu nâu.
Đe doạ chủ yếu là
vùng cư trú của chúng tại các vùng rừng thuộc đai địa hình núi thấp bị huỷ hoại,
những cây rừng cao to đã không còn khi rừng bị
khai thác. Nhiều tác động bất lợi khác cũng đã ảnh hưởng đến cả vùng kiếm
ăn, nguồn thức ăn và nơi làm tổ của chúng. Mục tiêu săn bắt các loài chim ăn
thịt ngày nay còn nhằm phục vụ việc buôn bán các loài động vật hoang dã trên thị
trường trong và ngoài nước.
Phân hạng:
CR C2a D
Biện pháp bảo vệ:
Trong các Công
ước Quốc tế CITES và CMS, Đại bàng đầu nâu được ghi trong cả
Phụ lục I và II. Vườn quốc gia Tam Đảo có thể được coi là khu bảo vệ Đại
bàng đầu nâu ở nước ta. ở Việt Nam chỉ mới bước đầu điều tra thu thập những tài
liệu cơ bản về các loài chim ăn thịt và tham gia Tổ chức nghiên cứu bảo vệ Chim
ăn thịt ở Châu Á như đã nêu ở loài Đại bàng đen. Công tác tuyên truyền giáo dục
và nâng cao nhận thức bảo tồn cho các cộng đồng cũng còn bị hạn chế, cần tăng
cường.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.