Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cổ rắn
Tên Latin: Anhinga rufa melanogaster
Họ: Cổ rắn Anhingidae
Bộ: Bồ nông Pelecaniformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Nguyễn Thanh Bình  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỔ RẮN

CỔ RẮN

Anhinga melanogaster Pennant, 1769

Anhingar melanogaster Pennant, 1769.

Họ Cổ rắn Anhingidae

Bộ Bồ nông Pelecaniformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim trưởng thành: Một dải màu trắng kéo dài bắt đầu từ mắt chạy suốt bên cổ; cằm và họng màu trắng điểm lấm tấm nâu. Phần còn lại của đầu và cổ màu nâu, từng lông có vạch nhỏ nhạt hơn. Phần trên lưng màu đen nhạt, từng lông cũng có vạch nhạt hơn. Lưng dưới, hông, trên đuôi, đuôi và mặt dưới thân đen. Mặt lưng có ánh xanh. Phần vai, lông bao cánh và lông cánh thứ cấp cuối cùng màu đen, lông cánh sơ cấp và các lông cánh thứ cấp ngoài đen. Mắt trắng có viền vàng ở vành ngoài. Mỏ trên nâu sừng thẫm, mút đuôi nâu nhạt

Chim non: Đầu và cổ nâu nhạt, dải trắng ở cổ không rõ. Dưới lưng và trên đuôi nâu thẫm, các lông vai có viền hung, các vệt xám bạc không rõ. Mặt dưới thân nâu, mút đuôi nâu nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chính là cá, tôm, đôi khi cả những loài lưỡng cư nhỏ như ngoé. Hình thức kiếm mồi cũng giống như những loài cốc. Làm tổ trong một số ít sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, tổ của chúng ở vị trí cao nhất so với tổ của các loài khác trong cùng địa điểm. Mùa sinh sản hàng năm từ tháng 5 - 8. Thời gian làm tổ từ 14 - 17 ngày . Đẻ 3 - 4 trứng, số ngày ấp trứng từ 25 - 27 ngày. Đời sống thường gắn liền với môi trường nước. Thường sống thành từng đôi ngay cả ngoài mùa sinh sản. Có tập tính kiếm ăn cùng với các loài cốc ở những bãi bồi ngập nước ven biển.

Phân bố:

Trong nước: Gặp hầu khắp các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, các sân chim thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Là loài duy nhật thuộc họ Cổ rắn Anhingidae ở Việt Nam

Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Cambodia, quần đảo Malaysia, Indomesia, Phipippin.

Giá trị:

Là nguồn gen qúy, có giá trị khoa học cao.

Tình trạng:

Trước năm 1990, gặp hầu như khắp các tỉnh đồng bằng Nam bộ, hiện nay chỉ gặp làm tổ tại một vài sân chim với số lượng rất ít ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp. Nguyên nhân chính là do nơi làm tổ bị nhiễu loạn bởi các hoạt động của con người như chặt cây, lấy trứng, bắt chim non.

Phân hạng: VU A1 c,d B1+3c

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ tốt các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước đặc biệt là bãi kiếm ăn của loài này như ở vùng Tràm Chim (Đồng Tháp). Sách đỏ chim  Châu Á (2001), bậc NT (sắp bị đe dọa).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần động vật - trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cổ rắn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này