CÁ MẶT TRĂNG ĐUÔI
NHỌN
Masturus lanceolatu
(Liénard, 1840)
Orthagoriscus oxyuropterus
Bleeker, 1873
Mola lanceolata Smith, 1953
Masturus oxyuropterus De Beaufort &
Briggs, 1962.
Họ: Cá mặt trăng
Molidae
Bộ: Cá nóc
Tetraodontifomes
Đặc điểm nhận dạng:
Cá hình bầu dục, rất dẹp bên. Miệng rất nhỏ. Vây lưng và vây hậu môn ngắn nhưng
rất cao gần như đối xứng nhau. Vây ngực nhỏ, hình tròn. Vây đuôi thấp nhưng dài,
bao quanh cả phía sau thân, nối liền với vây lưng và vây hậu môn, mép sau vây
hình cung đều, một số tia vây ở phía giữa kéo dài tạo thành hình chóp nhọn. Răng
trên hàm gắn kết với nhau thành tấm răng lớn. Mắt và khe mang nhỏ. Da thô, mỏng,
không phủ vảy. Không có đường bên.
Sinh học, sinh thái:
Chưa rõ. Là loài cá nổi đại dương, ít khi vào gần bờ. Khi thời tiết ấm áp, chúng
di chuyển đến vùng ôn đới phía bắc và phía nam xích đạo. Những ngày đẹp trời ít
sóng gió, chúng thường nổi lên để hở một phần thân và vây lưng khỏi mặt nước để
bắt động vật phù du. Khi có mưa to gió lớn hoặc lúc đuổi mồi, chúng lật ngang
thân Trong nước dùng vây lưng và vây hậu môn bơi rất nhanh (Rass, 1971).
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh Bắc Bộ,
Trung Bộ.
Thế giới:
Nhật Bản, Trung
Quốc, Philippin, Indonesia, Malaixia, Thái Lan, Australlia, Xri Lanka, Ấn Độ.
Giá trị:
Cá có kích thước lớn, chiều dài thân có thể tới 250 - 300cm (Gudger, 1937) do đó
chúng có giá trị trong khai thác. Do hình dạng đặc biệt và rất hiếm gặp nên là
nguồn gen quý và là vật mẫu hấp dẫn ở các bảo tàng biển.
Tình trạng:
Là loài cá quý hiếm, mới gặp một vài lần ở vùng biển Việt Nam. Dự đoán số lượng
quần thể dưới 250 cá thể trưởng thành.
Phân hạng: EN D
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Khuyến nghị cần thông báo cho nhân dân các
tỉnh ven biển cấm đánh bắt loài này khi phát hiện được chúng (chúng thường nổi
lên mặt nước).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.