New Page 1
CÁ BỐNG BỚP
Bostrichthys sinenesis
Lacepede, 1802
Bostrychus sinenesis
Lacepede, 1802
Philypnus sinenesis
Richardson, 1846
Họ: Cá bống đen Eleotridae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc điểm nhận dạng:
Thân có hình dạng trụ tròn, phủ vảy rất nhỏ,
hàng vảy dọc giữa thân có hơn 100 cái. Phần trên gốc vây đuối có một chấm đen to
hình tròn hoặc hình trứng xung quanh viền trắng. Trên xướng lá mía
(Vomer) có răng.
Sinh học, sinh thái:
Thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác và cá con.
Cá bống bớp sinh ản vào tháng 3 - 8. Cá 1 tuổi có chiều dài thân 90 - 100 mm, cá
2 tuổi dài 140 - 158 mm, cá 3 tuổi dài 175 - 180 mm. Cá bống bớp sống chủ yếu ở các bãi triều cửa
sông và đầm nước lợ, độ sâu trên dưới 1, 5 m, nhiệt độ 17 - 350C, độ
muối 0, 1 - 11%. Cá trưởng thành luôn ống trong hang lỗ ở các bãi triều, bờ đê
ngập nước, chỉ ra ngoài khi sinh sản hoặc kiếm ăn.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Ninh (Tiên Yên,
Hải Phòng (Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Thái Bình (Cửa Lân,
Nam Định (Cửa Ba Lạt, Giao An, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
(Cửa Sót, Nam Trung bộ, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ.
Thế giới: Ấn Độ, Srilanca, Thái Lan, các quần
đảo Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippin, Australia.
Giá trị sử dụng:
Cá có gia 1tri5 kinh tế và các nghiên cứu khoa
ho5co73 các vùng cửa biển Việt Nam.
Tình trạng:
Cá bống bớp là loài rộng nhiệt, phân bố nhiều ở
ven bờ biển Việt Nam. Do đó nó có giá trị dinh dưỡng cao, những năm gần đây lại
là mặt hàng xuất khẩu nên cá bống bớp là đối tượng bị săn bắ rất mạnh, có dấu
hiệu giảm sút nguồn lợi nghiêm trọng ở một số nơi. Hiện nay rất ít gặp cá có
kích thước 20 - 30 cm, hầu hết là 5 - 10 cm cũng bị khai thác triệt để. Loài cá
này có nguy cơ bị tiêu diệt hết ở vùng biển nước ta.
Mức đe dọa: CR A1a,c,d E
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm đánh bắt trong mùa sinh sản, quy định mắt
lưới để giữ lại cá dưới 100 mm, nghiên cứu nuôi tăng sản trong đầm nước lợ.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam trang 317.