New Page 1
CÁ DÂY NHẬT BẢN
Zeus faber
(Linnaeus, 1758)
Zeus
japonicus
Cuvier
and Valenciennes, 1835.
Họ: Cá dây Zeidae
Bộ: Cá dây Zeiformes
Đặc điểm nhận dạng:.
Thân rất dẹp, cao, hơi có dạng hình thoi. Vây lưng, vây hậu môn và các vây bụng
đều lớn, màng giữa các gai lưng kéo dài thành sợi (10 sợi, có 7 sợi rất dài).
Viền sau vây đuôi hơi tròn. Đầu tương đối lớn, đỉnh đầu có những tấm xương gồ
ghề. Dọc hai bên gốc vây lưng và gốc vây hậu môn có những mấu gai xương sắc và
khỏe. Thân màu xám trắng, có 3 đường vằn xám nâu ở dọc lưng và 3 đường ở phía
bụng, giữa thân có một vệt xám nâu dạng mắt có 2 vòng tròn đồng tâm.
Sinh học, sinh thái:
Sinh học chưa rõ, con lớn nhất dài 36,3cm.
Sống ở
biển sâu, tầng đáy.
Phân
bố:
Trong
nước: Vịnh Bắc Bộ.
Thế
giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Biển Đen, nam châu Phi, Ấn Độ, Xri Lanka,
Australlia, Niu Zilân,
Giá
trị:
Có ý
nghĩa khoa học, không có giá trị thực phẩm.
Tình
trạng:
Rất
hiếm, thường bị khai thác lẫn với các loài cá đáy khác bằng lưới giã cào, những
năm gần đây (sau 1995) không gặp lại nữa, có nguy cơ bị tuyệt chủng, rất khó có
biện pháp bảo vệ riêng cho loài.
Phân hạng: EN
A1a D.
Biện pháp bảo vệ:
Giáo dục trong nhân dân ý thức bảo vệ loài cá hiếm này. Nếu bắt được cần thả ra
ngay khi cá còn sống.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 354.