Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá ngựa ba chấm
Tên Latin: Hippocampus trimaculatus
Họ: Cá ngựa Syngnathidae
Bộ: Cá chìa vôi Syngnathiformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Lê Trung Dũng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ NGỰA CHẤM

CÁ NGỰA CHẤM

Hippocampus trimaculatus Leach, 1814

Hippocampus mannulus Cantor

Hippocampus takakurai Matsubara, 1955.

Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae

Bộ: Cá gai Gasterosteiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Hình dạng chung giống như loài Cá ngựa chấm nhưng nhỏ và phần đuôi dài hơn. Số vòng xương có 11 + 40 - 41, vòng xương hình đa giác, tất cả gai ở góc sát vòng thân đều thấp và tù. Phần gốc các gai phía lưng của các vòng xương thân thứ 1, 4, 7 có vết đen lớn.

Sinh học, sinh thái:

Cá ngựa chấm sinh sản quanh năm, mùa đẻ rộ tháng 3 - 5 và tháng 10. Cá đực phát dục lần đầu có kích thước bằng hoặc lớn hơn 119mm, cá cái phát dục lần đầu có kích thước 105 - 109mm. Sức sinh sản tuyệt đối của mỗi cá cái là 7247 - 92734 trứng, sức sinh sản tương đối là 580 - 6224 trứng. Cá đực ấp trứng và ấu trùng, mỗi lần ấp 332 - 1286 trứng, thời gian phát triển phôi là 11 -12 ngày ở nhiệt độ nước 27 - 30 0C. Tỷ lệ đực/cái là 63%/37% (Trương Sĩ Kỳ, 1997). Thức ăn của Cá ngựa chấm là động vật phù du còn sống (Copepoda, Acetes, Artemia, tôm cám…). Trước khi bắt mồi, Cá ngựa có cử chỉ theo dõi con mồi rồi bất chợt tấn công, khi đớp mồi có phát ra tiếng "tép". Một số nghiên cứu khác còn cho biết chúng có thể phát ra âm thanh đơn độc hay tập thể trong mùa sinh sản. Kích thước lớn nhất tới 18cm, thường gặp 15cm. Cá sống ở vùng nước trong gần bờ hoặc tương đối sâu có các thảm thực vật thuỷ sinh.

Phân bố:

Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận).

Thế giới: Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, biển Andaman, Zanzibar.

Giá trị:

Có giá trị khoa học, thẩm mỹ như các loài trong giống Hippocampus. Số lượng trong điều tra thực địa từ Đà Nẵng đến Bình Thuận năm 1991 chiếm 19,1%

Tình trạng:

Loài Cá ngựa chấm cũng bị săn bắt như những loài Cá ngựa khác. Dự tính số lượng quần thể trong toàn vùng biển ít hơn 2500 cá thể trưởng thành. Với cường độ khai thác ngày càng tăng nên số lượng ước tính giảm ít nhất 20%/năm, có nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi trong tương lai không xa.

Phân hạng: EN A1d C1.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Khuyến nghị cấm đánh bắt trong mùa cá đẻ rộ (tháng 3 - 5 và tháng 10). Cần nghiên cứu nuôi cho sinh sản nhân tạo lấy giống thả bổ sung vào biển.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá ngựa ba chấm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này