CÁ NGỰA NHẬT
CÁ
NGỰA NHẬT BẢN
Hippocampus
japonicus
Kaup, 1856
Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae
Bộ: Cá gai Gasterosteiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Hình
dạng chung giống như loài Cá ngựa gai, nhưng số vòng xương là: 11+37 - 38. Mõm
rất ngắn. Toàn thân màu nâu nhạt, trên thân và đầu có một số vết nâu đậm, kích
cỡ và sắp xếp không theo quy tắc; viền bụng màu nâu đen.
Sinh
học, sinh thái:
Mới
biết loài này sống ở vùng ven bờ, số lượng không nhiều, chưa có dẫn liệu về sinh
học. Tuy nhiên có thể suy đoán loài Cá ngựa nhật cũng có những tập tính (phát ra
tiếng kêu trong mùa sinh sản, bơi đứng, cá đực ấp trứng v.v) như các loài thuộc
giống Hippocampus, vì đã phát hiện được chúng trong cùng môi trường sinh thái.
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh
Bắc Bộ, Khánh Hoà, Bình Thuận.
Thế giới: Nhật Bản,
Trung Quốc.
Giá trị:
Loài này có kích thước nhỏ và ít gặp, thuộc nguồn gen quý hiếm trong vùng biển
Việt Nam.
Tình trạng:
Số lượng trong tự
nhiên rất ít, dự đoán quần thể có dưới 2500 cá thể trưởng thành. Do cùng sống
trong môi trường sinh thái nên loài Cá ngựa nhật cũng bị đánh bắt triệt để như
các loài Cá ngựa khác, dự đoán số lượng giảm ít nhất là 20%/ năm và có nguy cơ
bị huỷ diệt trong tự nhiên trong tương lai tương đối gần
Phân hạng:
EN C1.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được ghi vào
Sách Đỏ Việt Nam. Đề nghị cần tổ chức nghiên cứu nuôi và cho đẻ nhân tạo lấy
giống thả vào biển nhằm bảo tồn nguồn gen và phát triển nguồn lợi loài cá này.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.