Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá ngựa lớn
Tên Latin: Hippocampus kuda
Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae
Bộ: Cá chìa vôi Syngnathiformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Lê Trung Dũng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

NGỰA LỚN

Hippocampu kuda Bleeker, 1852

Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae

Bộ: Cá chìa vôi Syngnathiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Toàn thân được cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Các gai của đốt thân ất ngắn, đôi khi chỉ như những mấu nhỏ. Đỉnh đầu có chùm gai thấp, đầu gai không sắc nhọn. Vây lưng 16 - 17 tia vây. Vây hậu môn rất nhỏ. Không có vây bụng và vây đuôi. Mõm hình ống, miệng nhỏ ở mút mõm.

Sinh học, sinh thái:

Gần giống Cá ngựa gai Hippocampus histrix Kaup. Sinh sản quanh năm, mùa đẻ chủ ều vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 12. Con đực có túi ấp trứng ở bụng, con cái đẻ trứng vào túi này, con đực giữ trứng và thụ tinh trong túi ấp. Các trứng ấp được xếp thành hàng đều đặn. Cá cái chín mùi sinh dục ở kích thước 100 mm (khoảng 1 năm tuổi). Sức sinh sản tuyệt đối là 2451 - 27936 trứng/ cá thể. Cá đực 1 năm tuổi có kích thước 90 mm đã chín mùi sinh dục có thể nhận trứng để ấp trong túi của mình, mỗi cá thể đực có thể nhận 231 - 1405 trứng để ấp trong túi, thời gian phát triển phôi là 11 - 12 ngày ở nhiệt độ nước 27 - 300C.

Cá bột sau khi nở vẫn nằm trong túi ấp của cá bố, dinh dưỡng nhờ khối noãn hàng lớn ở bụng cho đến khi phát triển hoàn chỉnh thành cá con (hết túi noãn hoàng có đủ các vây) thì cá bố đẻ con vào môi trường nước từ đó cá con phải sống tự lập, khôngđược bảo vệ. Chúng tìm mồi bằng những động vật phù du cỡ nhỏ. Nếu vì một lý do nào đó trứng trong túi ấp không nở thì cá đực cũng sẽ chết (Trương Sĩ Kỳ, 1995). Cá ngựa lớn bắt mồi chủ động là những động vật phù du Copepoda, tôm cám Mysidaceae, moi AcetesArtemia, đặc biệt là chỉ ăn những con mồi còn tươi sống, không quen ăn mồi đã chết. Trước khi bắt mồi, cá ngựa có cử chỉ theo dõi mồi bằng mắt rồi bất chợt tấn công, khi đớp mồi có phát ra tiếng tép. Một số nghiên cứu khác còn cho biết loài này có tập tính phát ra âm thanh đơn độc hay tập thể trong mùa sinh sản như cá ngựa gai. Cá thể lớn nhất 300 mm, thông thường 200 - 150 mm.

Cá ngựa thường sống ở những vùng nước ven bờ và cửa sông nơi nước trong. Có độ mặn 30 - 34%, nhiệt độ nước 25 - 320C, trên những rạm san hô hoặc những vùng có thảm thực vật lớn (rong tảo, cỏ biển, độ trong suốt cao. Chúng dùng đuôi cuốn chặt vào các nhánh cây để giữa cho thân thẳng đứng và không bị dòng nước hay sóng đẩy đi.

Phân bố:

Việt Nam: Vịnh Bắc bộ. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu - Côn Đảo, Kiên Giang, Phú Quốc.

Thế giới: Ấn Độ Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Singapo, Australia, Haoai.

Giá trị:

Cá ngựa lớn cũng có giá trị dược liệu như các loài cá ngựa khác. Chúng có thân hình tương đối lớn so với các loài khác cùng tuổi, do đó càng bị săn bắt nhiều hơn.

Tình trạng:

Do bị sắn bắt thường xuyên nên chưa biết số lượng ngoài tự nhiên của loài cá này có trong vùng biển Việt Nam là bao nhiêu, nhưng ít gặp. Nếu cứ tiếp tục săn lùng như hiện nay thì có thể dẫn đến bị diệt chủng. Đây là nguồn gen qúy hiếm, cần đưa vào loại sẽ nguy cấp để bảo vệ lâu dài. Mức đe dọa: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm hoàn toàn việc đánh bắt cá ngựa ở mọi kích thước. Tăng cường nghiên cứu và nuôi tăng sản để giữa nguồn gen và tạo nguồn dược liệu xuất khẩu.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 303.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá ngựa lớn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này