CÁ NGỰA GAI
CÁ
NGỰA GAI
Hippocampus histrix
Kaup, 1856
Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae
Bộ: Bộ: Cá có giáp Gasterosteiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân dài thô,
phần thân phình rộng, phần đuôi thót nhỏ. Số vòng xương toàn thân: 11 + 35-36,
góc các vòng có gai dài nhọn. Đầu có dạng "đầu ngựa", đỉnh có chùm gai to trên
một đế cao.
Không
có vây bụng và vây đuôi. Vây ngực và vây lưng đều có 18 tia. Vây hậu môn rất
nhỏ, có 4 tia vây. Các đốt đuôi nhỏ dần và cử động linh hoạt, có thể cuộn quanh
các nhánh rong cỏ hoặc san hô để bắt mồi.
Toàn thân màu nâu
nhạt, đỉnh gai các đốt thân mầu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Cá sinh sản quanh
năm, mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 11. Cá đực có túi ở bụng chứa và ấp
trứng. Kết quả nghiên cứu trong bể nuôi thí nghiệm cho thấy, mỗi lứa cá đực ấp
từ 205 - 622 trứng, thời gian phát triển phôi ở nhiệt độ 27 - 300C là
11 - 12 ngày. Sức sinh sản tuyệt đối của một cá cái là 9796 - 23965 trứng, sức
sinh sản tương đối (số lượng trứng /1gam trọng lượng thân) là 605 - 2595 trứng.
Thức ăn là động vật phù du còn sống (Trương Sĩ Kỳ, 1995). Cá thường sống ở vùng
gần bờ, nước trong, độ mặn 30 - 32%o, nhiệt độ nước 25 -320C. Kích
thước lớn nhất đến 24cm, thường gặp 14 - 15cm.
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh
Bắc Bộ, Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thế giới: Nhật Bản,
Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Haoai, Tahiti, Ôxtrâylia,
Biển Đỏ, Zanzibar.
Giá trị:
Có giá trị
khoa học, thẩm mỹ, có thể nuôi trong các công viên nước biển để phục vụ nhu cầu
du lịch và nghiên cứu sinh thái
Tình trạng:
Đang bị khai thác
triệt để ngoài tự nhiên. Dự đoán số lượng còn dưới 10000 cá thể trưởng thành và
mức giảm ít nhất 20%/năm. Do cường độ khai thác ngày càng cao, sự huỷ hoại nơi
cư trú do khai thác rong tảo, đánh cá bằng chất nổ và chất độc… là những nguyên
nhân làm cạn kiệt Cá ngựa trong vùng biển Việt Nam.
Phân
hạng:
VU A1c,d C1.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Đề nghị cần mở rộng việc nghiên cứu nuôi nhân tạo cho đẻ lấy
giống, thả bổ sung vào biển. Mặt khác nghiêm trị việc khai thác hải sản bằng
chất nổ và chất độc phá huỷ môi trờng sinh thái.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.