CÁ CHÌA VÔI MÕM NHỌN
CÁ CHÌA VÔI
MÕM NHỌN
Syngnathus acus
Linnaeus, 1758
Syngnathus
schlegelii
Gunther, 1870
Syngnathus
brachyrhynchus
Kaup, 1870.
Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae
Bộ: Cá gai Gasterosteiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân rất dài, số
vòng xương 18 - 19 + 36 - 44. Cá đực có 2 nếp da ở mặt bụng phần đuôi tạo thành
bọc nuôi con.Thân màu vàng lục, bụng màu vàng nhạt, ngang thân có một số vân nâu
đậm, kích thước và phân bố không đồng đều.
Vây
đuôi màu nâu đen, các vây khác màu vàng nhạt.
Sinh học, sinh
thái:
Cá sinh sản vào
mùa xuân (tháng 2 - 4). Cá cái sinh con vào bọc nuôi của cá đực, cá con sinh
trưởng trong bọc đến khi có đủ các vây có thể bơi lội được thì cá đực “đẻ” con
vào môi trường nước. Thức ăn là động vật phù du. Cá sống ở đáy nơi có nhiều
rong, cỏ biển.
Phân bố:
Trong nước:
Dọc
ven biển từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan.
Thế giới: Trung Quốc,
Inđônêxia, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
Giá trị:
Có giá trị
khoa học, thẩm mỹ và có thể nuôi làm cá cảnh.
Tình trạng:
Phân bố rải rác,
số lượng ít. Do sự khai thác hải sản (rong, cỏ biển, cá...) ngày càng tăng và
biện pháp khai thác bằng chất nổ và chất độc làm cho nơi cư trú bị thu hẹp và ô
nhiễm, số lượng quần thể có dưới 10 000 cá thể trưởng thành và suy giảm ít nhất
10%.
Phân hạng:
VU A1c,d C1 2a
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cần ghi vào danh sách các loài cấm đánh bắt trong ngành Thuỷ
sản. Cấm khai thác rong, cỏ biển ở nơi có Cá chìa vôi phân bố trong mùa sinh sản
của cá, đặc biệt cấm khai thác bằng chất nổ và chất độc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.