CÁ CHÌA VÔI MÕM RĂNG CƯA
CÁ CHÌA VÔI MÕM RĂNG CƯA
Trachyramphus serratus (Temminck
& Schlegel, 1846)
Trachyrhamphus cultrirostris
Dumeril, 1870.
Họ: Cá chìa vôi Syngnathidae
Bộ: Cá gai Gasterosteiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Vòng xương toàn
thân: 21 - 23 + 44 - 50. Phần thân hơi dẹp bên, có 7 đường gờ dọc; phần đuôi có
4 gờ. Mặt lưng của đầu (trừ chính giữa mõm) có một hàng răng cưa nhỏ. Thân màu
vàng lục, bụng màu vàng nhạt, ngang thân có 9 - 14 vân rộng màu đen.
Vây
lưng có 3 - 4 hàng chấm đen. Vây đuôi màu đen. Các vây khác màu vàng nhạt.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa sinh sản từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cá đực ấp và nuôi con trong bọc ở phần bụng. Thức
ăn là động vật phù du nhỏ còn sống. Cá sống ở vùng gần bờ, nơi cư trú có nhiều
rong, cỏ và hẹ biển.
Phân bố:
Trong nước:
Rải
rác từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Thế giới: Nhật Bản,
Trung Quốc, Xingapo, Thái Lan, Ấn Độ, Xri Lanka.
Giá trị:
Là dược liệu quý
trong Đông y. Cá chìa vôi khô dùng điều chế thuốc bổ thận, tráng dương, đau
lưng, nhức xương, mỏi mệt và xuất khẩu. Có thể nuôi làm cá cảnh.
Tình trạng:
Có thân hình nhỏ,
số lượng ít, phân tán. Nơi cư trú là vùng nước nông có nhiều rong, cỏ biển. Do
sự săn bắt ráo riết và sự khai thác hải sản bằng thuốc nổ và chất độc đã phá huỷ
môi trường sinh thái và gây ô nhiễm dẫn đến giảm số lượng và nơi cư trú. Dự
đoán quần thể có ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành và mức giảm ít nhất 10%.
Phân hạng:
VU A1c,d C1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cấm triệt để việc khai thác hải sản bằng chất nổ và chất độc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.