CÁ MÒI KHÔNG RĂNG
CÁ MÒI KHÔNG RĂNG
Anodontostoma chacunda (Hamilton,
1822)
Clupanodon
chacunda
Hamilton, 1822
Chatoessus chacunda
Cuvier and Valenciennes, 1848.
Dorosoma chacunda
Bleeker, 1866 - 1872.
Họ: Cá trích
Clupeidae
Bộ: Cá trích
Clupeiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hơi dài, rất
dẹp bên. Đầu to vừa, miệng nhỏ, mắt có màng mỡ tương đối phát triển. Tia vây
lưng cuối cùng không kéo dài thành sợi (khác với các loài thuộc giống
Clupanodon và Nematalosa).
Sinh học, sinh
thái:
Sống ở biển và
vùng cửa sông, có thể vào sống Trong nước lợ. Thức ăn chủ yếu là tảo
silic và các động vật phù du cỡ nhỏ. Thường kết thành đàn lớn di cư sinh sản và
tìm mồi.
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh Bắc Bộ, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang.
Thế giới:
Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Indonesia.
Giá trị:
Có giá trị kinh
tế cao: ăn tươi, làm nước mắm và chiết xuất “dầu cá mòi” dùng trong công nghiệp,
nhưng nay sản lượng rất thấp, không còn ý nghĩa kinh tế quan trọng nữa.
Tình trạng:
Cách đây 30 - 40
năm, là loài cá phổ biến ở vùng biển Bình Thuận, Thường đi thành đàn rất lớn,
sản lượng khai thác rất cao và dễ đánh bắt, nhưng cũng vì vậy mà sản lượng ngày
càng suy giảm nghiêm trọng. Đến nay gần như đã mất hẳn, chỉ thỉnh thoảng mới bắt
gặp. ở Vịnh Bắc bộ loài này ít có ý nghĩa kinh tế.
Phân hạng: VU
A1d C1.
Biện pháp bảo
vệ:
Cấm hẳn nghề lưới
rê, lưới vây khai thác loài Cá mòi không răng ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giáo dục trong nhân dân ý thức bảo vệ loài cá này để khôi phục nguồn lợi quý
hiếm.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 310.