CÁ MÒI ĐƯỜNG
CÁ
MÒI ĐƯỜNG
Albula vulpes
(Linnaeus, 1758)
Esox
vulpes
Linnaeus, 1758
Argentina glossodonta
(non Forskal, 1775)
Conorhynchus glossodon
Bleeker, 1866.
Họ: Cá mòi đường Albulidae
Bộ: Cá cháo biển Elopiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân dài, hơi dẹp
bên. Có xương hàm trên phụ, không có tấm hầu, có mang giả. Vây hậu môn bé, gốc
ngắn. Các gốc vây ngực và gốc vây bụng đều có vảy nách. Đường bên rõ rệt. Cá bột
dạng lá đạt đến kích thước: 80 - 100mm rất dẹp bên, trong suốt (khác với
Elops saurus L. và Megalops cyprindes (Broussonet) ở số lượng đốt
sống và số tia vây lưng, vây hậu môn), theo thời gian, chiều dài giảm dần và
chuyển sang dạng cá con. Con lớn dài 50,8cm, lớn nhất dài tới 90cm (Weber and
Beaufort, 1913), có thể tới 100cm, nặng 8,3kg (theo Rass T.S., 1971).
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn chủ yếu
là Giun (nhiều tơ và ít tơ), Thân mềm, Giáp xác. Thường sống tập trung thành đàn
nhỏ ở vùng có đáy bùn cát gần các cửa sông nước lợ, vùng biển ven bờ, vùng vịnh.
Phân bố:
Trong nước:
Nam Định (cửa sông Ninh Cơ), Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Bình Thuận) và Nam bộ (cửa
sông Cửu Long thuộc Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng).
Thế giới:
Phân bố rộng ở các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Philippin, Malaisia,
Indonesia,
Melanesia, Polynesia, Micronesia, Hawai. Ấn Độ, Xri Lanka.
Giá trị:
Thịt rất ngon,
nhưng sản lượng rất thấp, ít có ý nghĩa kinh tế.
Tình
trạng:
Rất ít
gặp. Khoảng 5 năm gần đây đã trở nên đặc biệt hiếm do khai thác triệt để.
Phân
hạng: VU
A1d C1.
Biện
pháp bảo vệ:
Phải
được đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy Sản. Cấm đánh bắt
và mua bán loài cá này. Giáo dục ý thức bảo vệ sinh vật hiếm trong quần chúng
nhân dân, nếu bắt được (bằng lưới vây, vó...) thì thả ra ngay khi cá còn sống.
Cần tổ chức nghiên cứu nuôi và sinh sản nhân tạo.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.