CÁ CHÁO BIỂN
CÁ
CHÁO BIỂN
Elops saurus
Linnaeus, 1766
Họ: Cá cháo biển Elopidae
Bộ: Cá cháo biển Elopiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Vây
lưng: 20 - 25; vây ngực: 17 - 19;
vây bụng: 14 - 16; vây hậu môn: 13 - 17. Vảy đường bên: 97 - 120 (12 -
13)/17. Thân dài, hơi dẹp bên. Có xương hàm trên phụ, có tấm hầu và có mang giả.
Gốc
vây lưng và gốc vây hậu môn đều có bao vảy. Các gốc vây ngực và gốc vây bụng
đều có vảy nách. Đường bên rất rõ rệt, số đốt sống 63 - 79. Cá bột rất dẹp bên,
trong suốt, dạng lá.
Sinh
học, sinh thái:
Sống ở
ven biển, có khi ở
rạn san hô, vào
cửa sông và có thể sống trong nước lợ. Thức ăn chủ yếu là cá con và giáp xác
bậc thấp.
Cá lớn thường dài 40 - 51cm, lớn nhất 73,5cm.
Thường gặp ở vùng
cửa sông, nồng độ muối tương đối thấp. Cá tập trung lại thành đàn tại các vùng
nước cạn ở biển hoặc ở vùng nước lợ, đôi khi gặp cả ở nước ngọt (Mai Đình Yên,
1978).
Phân bố:
Trong nước:
Nam Hà (vùng cửa sông Ninh Cơ), vùng ven biển Đông Nam Bộ.
Thế giới:
Trung Quốc, Philippin, Ôxtrâylia, Haoai, Biển Đỏ, Ấn Độ, bờ đông châu Phi.
Giá trị:
Cá có sản lượng rất thấp, ít có ý nghĩa kinh tế nhưng là
nguồn gen quý hiếm.
Tình trạng:
Rất ít gặp,
khoảng 5 năm gần đây đã trở nên đặc biệt hiếm do khai thác triệt để.
Phân hạng:
VU
C1
Biện pháp bảo vệ:
Phải được đưa vào
danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Cấm đánh bắt và mua bán
loài cá này. Giáo dục ý thức bảo vệ sinh vật hiếm trong quần chúng nhân dân, nếu
bắt được (bằng lưới vây, vó...) thì thả ra ngay khi cá còn sống. Cần tổ chức
nghiên cứu nuôi và sinh sản nhân tạo.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.