CÁ TOÀN ĐẦU
CÁ
TOÀN ĐẦU
Chimaera phantasma Jordan
& Snyder, 1900
Chimaera pseudomonstrosa
Fang &
Wang, 1932
Họ: Cá toàn đầu Chimaeridae
Bộ: Cá toàn đầu Chimaeriformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân dẹp bên,
phần đầu to, gồ cao, phần đuôi tóp nhỏ và kéo dài. Có một khe mang chung thông
ra ngoài ở trước gốc vây ngực. Vây lưng thứ nhất to cao, có một gai cứng khoẻ
mép sau có răng cưa. Vây lưng thứ hai thấp, kéo dài đến sát vây đuôi. Vây hậu
môn nhỏ, vây ngực rất lớn, hình tam giác. Gai giao cấu con đực được phân thành 3
thuỳ. Răng hai hàm gắn kết lại thành tấm răng dạng mỏ vẹt.
Thân
màu xám bạc, các vây màu nâu xám, đường bên màu nâu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn là sinh
vật đáy nhỏ.
Sống ở
đáy sâu (95 - 540m), các biển ôn đới và nhiệt đới.
Phân
bố:
Trong
nước: Một số
tài liệu ghi loài này có phân bố ở Trường Sa, Hoàng Sa (12), vịnh Bắc Bộ (6),
Trung Bộ, Nam Bộ (20) nhưng không nói rõ địa điểm được phát hiện và không có vật
mẫu lưu trữ. Hiện nay, Bảo tàng biển của Phân viện Hải dương học Hải Phòng có
lưu trữ một mẫu do Trung Quốc thu trong biển Nam Hải tặng, nhưng không rõ địa
điểm và thời gian thu được mẫu.
Thế
giới: Nhật
Bản,Triều Tiên, Trung Quốc, Philippin.
Giá
trị:
Không
có giá trị thực phẩm nhưng có giá trị về khoa học. Cá toàn đầu là một trong số
ít loài thuộc phân lớp Holocephali hiện còn sống. Chúng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nghiên cứu hình thái trong hệ thống phân loại học lớp cá. Đây
là nguồn gen cực kỳ quý hiếm trong vùng biển Việt Nam.
Tình
trạng:
Hiện
nay có thể khẳng định trong vùng biển Việt Nam có loài cá toàn đầu, song rất
tiếc ta chưa thu được mẫu và xác định được nơi cư trú cụ thể nên chưa biết được
số lượng quần thể. Mặc dù vậy vẫn cần đưa loài này vào Sách Đỏ Việt Nam để bảo
vệ nghiêm ngặt và tiếp tục thu thập tư liệu.
Phân
hạng:
DD
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Cần đưa vào danh sách các loài cấm đánh bắt trong
ngành Thuỷ sản. Mặt khác nếu các tầu thuyền sản xuất phát hiện được cần thông
báo ngay cho Bộ Thuỷ sản để khoanh vùng bảo vệ.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.