Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá nhám lông nhung
Tên Latin: Cephaloscyllium umbratile
Họ: Cá nhám mèo Scyliorhinidae
Bộ: Cá mập Carcharhiniformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Warren E. Burgess  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ NHÁM LÔNG NHUNG

CÁ NHÁM LÔNG NHUNG

Cephaloscyllium umbratile Jordan & Fowler, 1903

Cephaloscyllium isabellum Compagno, 1984

Cephaloscyllium formosanum Teng, 1962

Halaelurus torazame Okada, Uchida & Matsubara, 1935.

Họ: Cá nhám mèo Scyliorhinidae

Bộ: Cá mập Carcharhiniformes

Đặc điểm nhận dạng:

Thân hình không cân đối: phần thân phình rộng, phần đuôi thót nhỏ, đầu rộng và dẹp bằng. Toàn thân phủ vảy tấm nhỏ mượt như nhung. Cá còn nhỏ (khoảng 130mm) thân có nhiều chấm đen tròn viền trắng và có một số vân dọc màu đen. Cá lớn (trên 400mm) thân có các chấm đen lớn và vân ngang rộng màu nâu.

Sinh học, sinh thái:

Cá đẻ trứng. Dạ dày có thể chứa nhiều khí làm cho bụng phình to khi cần nổi lên mặt nư­ớc bắt mồi. Thư­ờng sống ở vùng thềm lục địa có độ sâu 18 - 220m đáy cát và đá.

Phân bố:

Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, Bình Định, Bình Thuận, vịnh Thái Lan.

Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Niu Zilân

Giá trị:

nguồn gen quý hiếm ở biển Việt Nam.Cá có màu sắc, thân hình đẹp có thể nuôi làm cảnh phục vụ du lịch và học tập, nghiên cứu sinh thái.

Tình trạng:

Là loài cá sụn nước ấm rất ít gặp ở vùng biển nước ta. Từ 1967 - 2000 mới bắt gặp và thu được mẫu 3 lần ở vịnh Bắc Bộ (nhưng không rõ vị trí thu mẫu), Quy Nhơn và Bình Thuận. Dự đoán số lượng quần thể nhỏ hơn 250 cá thể trưởng thành. Với cường độ khai thác như hiện nay, nguy cơ đe doạ tuyệt chủng trong tương lai là khó tránh khỏi.

Phân hạng: EN A1a,d C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Cần đưa loài này vào danh sách cấm đánh bắt trong ngành Thuỷ sản.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá nhám lông nhung

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này